Cơn lao dốc của thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đã lan sang châu Á ngày 6/2. Nhiều chỉ số giảm mạnh kể từ những năm 1990. Một trong những nguyên nhân là do Cục Dự trữ liên bang Mỹ rục rịch tăng lãi suất.
Cơn lao dốc của thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đã lan sang châu Á ngày 6/2. Nhiều chỉ số giảm mạnh kể từ những năm 1990. Một trong những nguyên nhân là do Cục Dự trữ liên bang Mỹ rục rịch tăng lãi suất.
Các nhà đầu tư lo ngại khi thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc |
Chứng khoán rớt giá
Theo Reuters, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 1990 sau đó phục hồi lại nhưng vẫn giảm 6,8% xuống mức thấp gần 4 tháng qua trong khi cổ phiếu của Đài Loan giảm 5,5% và chỉ số Hang Seng của Hồng Công giảm 4,9%.
Các cổ phiếu của S & P giảm 3% xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua ở châu Á, mở rộng mức giảm kỷ lục chỉ trong vòng một tuần trước lên 12%.
Chỉ số MSCI vốn mạnh nhất trong số các cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản giảm 4,3%, mức giảm mạnh nhất kể từ cú sốc mất giá của đồng NDT vào tháng 8-2015.
Các TTCK châu Âu ngày 6-2 cũng không thoát khỏi cảnh rớt giá theo các TTCK Mỹ và châu Á.
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm khoảng 3,5%, các chỉ số tại TTCK của Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha cũng giảm ít nhất 3%.
Trước đó, các chỉ số tại TTCK Mỹ sụt giảm mạnh nhất trong hơn 6 năm qua vào ngày 5/2. Chỉ số S & P 500 sụt giảm 4,1% và chỉ số Dow Jones giảm 4,6%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8/2011.
Cuộc bán tháo chứng khoán đã bắt đầu vào tuần trước sau khi báo cáo việc làm của Mỹ tiếp tục tích cực và nhiều động thái cho thấy Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến.
FED dự báo sẽ có 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2018. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào cuối năm nay.
Vì vậy, có thể thấy đợt rớt giá cổ phiếu lần này là do các nhà đầu tư đang phải vật lộn với những ảnh hưởng của việc tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần 10 năm qua.
Yoshinori Shigemi, nhà chiến lược thị trường của công ty quản lý tài sản JP Morgan, cho biết bóng ma lạm phát sẽ dần dần làm giảm sự hấp dẫn của TTCK mặc dù thị trường có thể phục hồi trong ngắn hạn.
Theo giá TTCK, giá dầu cũng giảm, với giá chuẩn quốc tế Brent chạm mức thấp nhất trong vòng một tháng. Giá cuối cùng đứng ở mức 66,83 USD/thùng, giảm 1,2% trong ngày 6/2. Dầu thô Mỹ giao dịch ở mức 63,35 USD/thùng, giảm 1,1% ở châu Á.
Trái phiếu thành nơi an toàn
Trong cơn hoảng loạn về TTCK, thị trường trái phiếu kho bạc trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư. Cũng chính vì lợi tức trái phiếu tăng vào tuần trước đã kích hoạt sự bán tháo ở TTCK.
Theo Washington Post, trái phiếu kho bạc 10 năm tại Mỹ cũng đã tăng số lượng phát hành lên 3% và các nhà đầu tư thoát khỏi chứng khoán để đổ sang trái phiếu vì sự ổn định của trái phiếu. Bộ Tài chính Mỹ tăng phát hành trái phiếu là do một phần giảm thu do cắt giảm thuế.
Bộ này vừa công bố số liệu cho thấy Chính phủ Mỹ muốn vay gần 1.000 tỷ USD trong năm nay, tăng 84% so với năm 2017. Sự gia tăng vay mượn đã giúp đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ lên mức cao nhất trong vòng 4 năm qua.
Một số nhà đầu tư lớn nhất của Mỹ tin rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư vào trái phiếu. Pimco, một trong những nhà quản lý quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới cho rằng các nhà đầu tư rất khó cầm lòng trước trái phiếu kỳ hạn 10 năm có lãi suất 3%, hiện đang ở trong tầm với. Ở châu Âu, trái phiếu của Đức lần đầu tiên cũng đã tăng giá kể từ tháng 11/2015.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, sự suy giảm của TTCK không có nghĩa là một cuộc suy thoái kinh tế đang đến. Trên thực tế, nền kinh tế Mỹ đang vận hành rất tốt.
Thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 17 năm. Người tiêu dùng và các công ty đang tăng cường chi tiêu. Mặt khác, theo Wall Street, tình trạng lạm phát ở Mỹ hiện chỉ 1,7% không khiến nhiều người lo lắng.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin