Mỹ tăng sức ép trừng phạt Triều Tiên

01:09, 29/09/2017

Sau hàng loạt tuyên bố gây căng thẳng từ phía Triều Tiên, Chính phủ Mỹ tiếp tục gây sức ép nhằm vào Bình Nhưỡng thông qua lệnh trừng phạt nhằm vào 8 ngân hàng và 26 cá nhân Triều Tiên, với lý do để ngăn dòng chảy USD vào chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Sau hàng loạt tuyên bố gây căng thẳng từ phía Triều Tiên, Chính phủ Mỹ tiếp tục gây sức ép nhằm vào Bình Nhưỡng thông qua lệnh trừng phạt nhằm vào 8 ngân hàng và 26 cá nhân Triều Tiên, với lý do để ngăn dòng chảy USD vào chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Máy rút tiền của Ngân hàng thương mại Ryugyong đặt tại sân bay quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng
Máy rút tiền của Ngân hàng thương mại Ryugyong đặt tại sân bay quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng

Không ưu tiên biện pháp quân sự

Các ngân hàng Triều Tiên bị áp đặt lệnh trừng phạt gồm: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, Ngân hàng tín dụng Cheil, Công ty TNHH Hana Banking, Ngân hàng Phát triển công nghiệp Quốc tế, Ngân hàng liên doanh Jinmyong, Ngân hàng liên doanh Jinsong, Ngân hàng thương mại Koryo và Ngân hàng thương mại Ryugyong.

26 cá nhân bị áp dụng lệnh trừng phạt đều là công dân Triều Tiên đang làm đại diện cho các ngân hàng của nước này tại Trung Quốc, Nga, Libya và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE).

Lệnh trừng phạt mới được cho là nhằm để dư luận thấy rằng Mỹ đang áp đặt những biện pháp cứng rắn hơn về các hoạt động kinh tế đối với Triều Tiên, song song với các biện pháp ngoại giao.

Những biện pháp này có thể là lựa chọn tối ưu hơn so với các biện pháp quân sự nhằm vào Triều Tiên, hành động được dự báo gây ra nhiều tổn hại cho các bên.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo mọi lựa chọn quân sự của Mỹ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho Triều Tiên, nhưng khẳng định đây không phải là giải pháp ưu tiên của Washington.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford cho rằng, giới lãnh đạo Triều Tiên tích cực phát triển năng lực hạt nhân là vì sự sống còn của chính quyền Bình Nhưỡng.

Về lựa chọn quân sự của Mỹ, Tướng Dunford nhấn mạnh, trong trường hợp việc gây áp lực không thành công, Washington sẽ cân nhắc nghiêm túc giải pháp vũ lực.

Tuy nhiên, bất chấp căng thẳng trong cuộc khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng, Tướng Dunford cho biết, hiện vẫn chưa thấy Triều Tiên thay đổi các bố trí của quân đội.

Đánh lạc hướng dư luận

Theo các quan chức quân đội Mỹ, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bình Nhưỡng đã điều chuyển một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu đến bờ biển phía Đông.

Tuy nhiên, sự điều chuyển này không thay đổi đánh giá chung về bố trí lực lượng của Mỹ đối với triều Tiên. 

Đánh giá khả năng quân sự của Triều Tiên, giới chuyên gia đều nhận định Bình Nhưỡng không đủ khả năng tấn công các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Mỹ như nước này tuyên bố.

Chuyên gia Bruce Bennett, viện Rand Corporation, cho biết, các máy bay ném bom siêu thanh B-1B được trang bị các vũ khí điều khiển điện tử hiện đại và thường được 4 chiến cơ F-15 hộ tống có ưu thế vượt trội và áp đảo phi đội chiến đấu cơ của Triều Tiên.

Tổng biên tập Tạp chí quốc tế về bán đảo Triều Tiên, đồng thời là cựu sĩ quan Không quân Mỹ, nhận định Triều Tiên có KN-06 với tầm bắn 150km, cho rằng đây là hệ thống tân tiến hơn nhiều và có thể là một mối đe dọa.

Tuy nhiên, hệ thống này mới được sử dụng do đó độ tin cậy vẫn chưa thể xác định. 

Về nguy cơ xung đột quân sự trên Bán đảo Triều Tiên, theo ý kiến của chuyên gia Cha Du-hyeogn của Viện Nghiên cứu chính sách Asan (Hàn Quốc), Bình Nhưỡng có thể đang tìm cách đánh lạc hướng dư luận và âm thầm thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân. 

Theo khi đó, theo AP, siêu hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng nhóm tác chiến gồm 4 khu trục hạm và 2 tàu ngầm sẽ tham gia tập trận với Hải quân Hàn Quốc vào cuối tháng 10.

Tuyên bố từ phía quân đội Mỹ cho biết cuộc tập trận chung là hoạt động được lên kế hoạch từ trước và không liên quan tới căng thẳng gần đây tại bán đảo Triều Tiên.

Theo SGGPO

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh