Trong khi Ngoại trưởng Tillerson và Trợ lý Nhà Trắng Ivanka Trump muốn Mỹ tiếp tục tham gia thì Giám đốc Cơ quan bảo vệ môi trường Pruitt và chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon có ý kiến ngược lại.
Trong khi Ngoại trưởng Tillerson và Trợ lý Nhà Trắng Ivanka Trump muốn Mỹ tiếp tục tham gia thì Giám đốc Cơ quan bảo vệ môi trường Pruitt và chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon có ý kiến ngược lại.
Người Mỹ biểu tình phản đối chính sách môi trường |
Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không đưa ra quyết định về việc liệu có rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu hay không cho đến cuối tháng này vì muốn thảo luận kỹ lưỡng với đội ngũ cố vấn, cân nhắc thận trọng cả khía cạnh kinh tế lẫn môi trường trước khi đưa ra quyết định có lợi nhất cho nước Mỹ.
Mâu thuẫn nội tại
Thông tin về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và đội ngũ cố vấn bàn về việc rút khỏi Hiệp định Paris đã phủ bóng đen lên các cuộc đàm phán của Liên hiệp quốc (LHQ) diễn ra từ ngày 8 đến 18-5 tại Bonn, Đức.
Đàm phán bắt đầu phác thảo “bộ quy tắc” hướng dẫn các quốc gia thành viên thực hiện thỏa thuận nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua biện pháp cắt giảm khí thải nhà kính.
Bộ quy tắc này phải được hoàn thành trước năm 2018, thời điểm diễn ra đợt đầu đánh giá lượng khí thải nhà kính được cắt giảm.
Tuy nhiên, lộ trình này có nguy cơ bị trì hoãn và thậm chí có thể bị đảo lộn khi thành viên có mức khí thải nhà kính cao thứ 2 thế giới là Mỹ tính chuyện rút lui.
Hiện đang có sự chia rẽ sâu sắc về việc Washington có nên rút khỏi Hiệp định Paris hay không. Trong khi Ngoại trưởng Tillerson và Trợ lý Nhà Trắng Ivanka Trump muốn Mỹ tiếp tục tham gia văn kiện này thì Giám đốc Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) Pruitt và chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon có ý kiến ngược lại.
Ông Pruitt là người chủ trương rút khỏi Hiệp định Paris và luôn nghi ngờ tính xác thực của khoa học về việc con người là tác nhân góp phần khiến trái đất ấm lên.
Một nguồn tin chính thức cho biết hiện các đại diện của Mỹ đã có mặt tại Bonn, Đức, để tham dự hội nghị về chống biến đổi khí hậu của LHQ, trong khi các cố vấn của Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc họp kín thảo luận cách thức giải quyết liên quan đến về Hiệp định Paris.
Các tín hiệu trái ngược này cho thấy chính phủ Mỹ đang để ngỏ các phương án trong khi chờ Tổng thống Donald Trump quyết định xem có rút khỏi Hiệp định Paris hay không.
Ngay bản thân ông Donald Trump cũng đang tỏ ra do dự, dù đang nghiêng về phương án rút khỏi hiệp định, nhưng ông vẫn cho phép Trợ lý Nhà Trắng Ivanka Trump thiết lập một tiến trình xem xét toàn diện nhằm đảm bảo ông sẽ nhận được các đánh giá từ cả các chuyên gia chính phủ lẫn khu vực tư nhân trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Kiến nghị ở lại
Trước đó, 13 doanh nghiệp lớn, gồm các tập đoàn dầu mỏ khổng lồ BP, Shell, các hãng công nghệ Google, Intel và Microsoft.
Ngoài ra còn có các hãng Dupont, General Mills, National Grid, Novartis, PG and E, Schneider Electric, Unilever và Walmart… đã cùng ký vào một bức thư kiến nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump không rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Kiến nghị được Trung tâm Các giải pháp khí hậu và năng lượng đăng tải trên mạng.
Trong thư, các doanh nghiệp trên cho biết hiện họ đang tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và đầu tư vào năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học, công nghệ thu gom và lưu trữ khí carbon phát thải và các công nghệ tiên tiến có thể giúp đạt được sự chuyển đổi năng lượng sạch.
Và để quá trình chuyển đổi này thành công cần phải có sự chỉ đạo của các chính phủ.
Các doanh nghiệp nhấn mạnh những lợi ích kinh doanh của Mỹ được bảo đảm tốt nhất nếu có một khuôn khổ ổn định và thiết thực về một sự ứng phó toàn cầu có hiệu quả và cân bằng đối với biến đổi khí hậu, và Hiệp định Paris cung cấp khuôn khổ này.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry cũng cho rằng Mỹ nên tiếp tục tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, nhưng cần phải đàm phán lại hiệp định này khi mà một số nước châu Âu không nỗ lực cắt giảm lượng khí thải.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin