Báo chí chính thống Mỹ "đã chết" khi Trump tấn công Syria?

10:04, 10/04/2017

Tờ Washington Post bình luận: "Tên lửa hành trình đã phóng đi và rất nhiều hãng truyền thống chính thống đã chết".

Tờ Washington Post bình luận: “Tên lửa hành trình đã phóng đi và rất nhiều hãng truyền thống chính thống đã chết”.

Tờ New York Times giật tít “Về vụ tấn công Syria, trái tim ông Trump đã lên tiếng trước”.
Tờ New York Times giật tít “Về vụ tấn công Syria, trái tim ông Trump đã lên tiếng trước”.

“Tôi nghĩ Donald Trump đã trở thành Tổng thống Mỹ đêm qua”, nhà báo Fareed Zakaria bình luận trên kênh CNN sau khi 59 quả tên lửa Tomahawk của Mỹ nhằm thẳng vào căn cứ không quân Syria rạng sáng ngày 7/4. Bình luận này tất nhiên “nghe quen quen” vì nhà báo Van Jones cũng nói với CNN một câu y hệt như thế sau bài phát biểu đầu tiên của ông Trump trước Quốc hội.

Truyền thông Mỹ “tát nước theo mưa”

“Về vụ tấn công Syria, trái tim ông Trump đã lên tiếng trước” – tờ New York Times giật tít.

“Tổng thống Trump đã làm điều đúng đắn và tôi hoan nghênh ông vì điều đó”, đến phóng viên Bret Stephens của Wall Street Journal, một cây bút chuyên mục từng đoạt giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer Prize và là người thường xuyên chỉ trích ông Trump cũng đã viết như vậy.

Phóng viên Brian Williams của kênh MSNBC thì dường như bị mê hoặc bởi những hình ảnh về vụ tấn công do Lầu Năm Góc công bố. Ông đã dùng từ “tuyệt đẹp” đến 3 lần để tán dương chúng và thậm chí dẫn lời bài hát của ca sỹ, nhạc sỹ, nhà thơ, tiểu thuyết gia người Canada Leonard Norman Cohen để mô tả - “Tôi được dẫn đường bởi vẻ đẹp vũ khí của chúng ta”. Phóng viên của MSNBC có lẽ đã không mảy may cảm thấy sự mỉa mai và trớ trêu rất rõ ràng trong câu nói đó.

Báo chí Mỹ đang “xoay trục”?

Đối với một số hàng truyền thông, phản ứng như trên có thể coi là một sự xoay trục.

Đánh giá về nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump chỉ vài tuần trước, nhà báo Mỹ gốc Ấn Độ Zakaria còn viết rằng, “trong khi người La Mã xưa kia đã khuyến nghị chính quyền phải khiến người dân cảm thấy hạnh phúc bằng bánh mỳ và những rạp xiếc”, tức là no ấm cả về vật chất và tinh thần, nhưng đến nay “tất cả những gì nước Mỹ nhận được là một rạp xiếc”. Vậy mà nhà báo có vẻ bảo thủ và cứng rắn này đã chịu thừa nhận ông Trump thực sự trở thành Tổng thống Mỹ sau khi tấn công căn cứ không quân của Syria.

Tờ Times, vốn quá khắt khe, cứng rắn với ông Trump đến nỗi Tổng thống thứ 45 của Mỹ hiếm khi nhắc tới tờ báo này mà không dùng những từ như “thất bại” hay “giả tạo”, nhưng sau vụ tấn công Syria, những lời tán dương dành cho ông Trump tuôn trào như rượu vang trong những bữa tiệc cưới.

Điều này đặc biệt đúng với các kênh tin tức truyền hình.

“Từ MSNBC đến CNN, ông Trump đang có một đêm tuyệt vời nhất với báo chí từ trước tới nay”, nhà báo của Washington, ông Sam Sacks bình luận. “Và tất cả những gì ông ấy phải làm chỉ là phát động một cuộc chiến.”

Hay vì người Mỹ thích thú với sự phô diễn sức mạnh quân sự?

“Chẳng có cách nào quy tụ sự ủng hộ của công chúng nhanh hơn là việc theo đuổi hành động quân sự”, ông Ken Paulson, trưởng khoa Truyền thông và Giải trí của trường Đại học miền Trung bang Tennessee (MTSU) nhận định.

“Đó không chỉ là lối mòn trong lịch sử Mỹ mà lịch sử thế giới nói chung. Chúng ta chỉ xoay quanh các tổng tư lệnh và điều đó là có thể hiểu được”, ông nêu rõ.

Cựu Tổng Biên Tập của tờ USA Today này cũng chỉ ra rằng, các hãng tin “dường như đã chán với cách kể chuyện của chính họ về sự “thất bại” của ông Trump và họ sẵn sàng đón nhận một cơ hội để có thể thay đổi giọng điệu”.

Nhưng chừng đó là chưa đủ. Báo chí với tư cách là người giám sát, với vị thế là “quyền lực thứ tư” cần phải có một tầm nhìn rõ ràng chứ không phải “những tiếng kêu rời rạc” - như Ken Paulsons mô tả.

Công tâm và lương tâm của ngòi bút

Clara Jeffery, Tổng biên tập của trang Mother Jones, đưa ra một lời giải thích đơn giản về phản ứng “xoay trục” của một số hãng truyền thông Mỹ rằng: “Hành động quân sự thường được xem là có tính phi đảng phái, bất cứ sự phản đối hay hoài nghi nào cũng bị coi là có tính bè phái. Những hãng tin nào sợ bị xem là mang tính bè phái dễ rơi vào cái bẫy là không đưa ra được một bức tranh toàn cảnh.”

Và vì thế, theo bà, dù có thấu hiểu động cơ của Tổng thống Trump khi tấn công Syria, làm sao những cây bút có thể viết về điều đó mà không nhận thấy có chút “đạo đức giả” khi không đề cập hội chứng sợ Hồi giáo (Islamophobia) đã góp phần giúp ông đắc cử hay nhắc tới sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông đang khiến bao đứa trẻ tị nạn không được vào nước Mỹ.

Tư duy theo số đông và thiếu những ý kiến chỉ trích thỏa đáng là điều mà nước Mỹ đã chứng kiến quá nhiều lần, trước mỗi khi chính quyền nhúng tay vào một cuộc chiến nữa ngay dưới sự chứng kiến của giới truyền thông.

Ví dụ rõ ràng và gần đây nhất là trước thềm cuộc xâm lược của Mỹ ở Iraq năm 2003, sự khởi đầu cho một thảm họa dai dẳng ở quốc gia Trung Đông này.

Giáo sư về quan hệ quốc tế của trường đại học Harvard, ông Stephen Walt cho rằng, đã đến lúc báo chí và dư luận Mỹ nên học được điều gì đó từ cuộc chiến ở Iraq.

Viết trên trang Foreign Policy, giáo sư Stephen Walt chỉ ra rằng “Syria sẽ vẫn là một thảm họa bởi vì không có phương án nào hay cho nước này” và sự can dự của Mỹ ở Trung Đông rất hiếm khi có kết thúc tốt đẹp.

Ông nêu rõ, giờ đây truyền thông Mỹ cần phải nhìn về phía trước và đặt ra những câu hỏi sâu hơn như: “Chiến lược tổng thể của ông Trump đối với Syria là gì” khi mà “cán cân quyền lực trên thực địa không thay đổi và các bên liên quan cũng chưa tiến gần hơn đến một giải pháp chính trị”.

Theo ông, các nhà báo và nhà bình luận cần phải nhớ tới trọng trách đạo đức của họ là đưa ra những phê phán, phân tích một cách sâu sắc và bao quát tình hình, phải “dán mắt” vào thực tế chứ không phải những viễn cảnh huy hoàng vu vơ trên bầu trời mà chính quyền đưa ra./.

Theo Diệu Hương(VOV.VN/Washington Post)

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh