Trong phiên giao dịch ngày 27/3, giá dầu thế giới đã tăng nhẹ sau quyết định xem xét khả năng gia hạn 6 tháng đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 4/2017 nhằm bình ổn giá dầu trên thị trường thế giới, được đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban giám sát chung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra ở Kuwait.
Trong phiên giao dịch ngày 27/3, giá dầu thế giới đã tăng nhẹ sau quyết định xem xét khả năng gia hạn 6 tháng đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 4/2017 nhằm bình ổn giá dầu trên thị trường thế giới, được đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban giám sát chung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra ở Kuwait.
Hoàn thành được 94%
Cụ thể, giá dầu thô WTI giao tháng 5 đã tăng 28%, chạm mốc 48,25 USD/thùng. Giá dầu Brent biển Bắc giao tháng 5 tăng 27%, chốt mức 50,80 USD/thùng.
Tại cuộc họp, OPEC cũng đánh giá cao kết quả thực thi cam kết giảm sản lượng của các nước tham gia.
Theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC theo cam kết trong thỏa thuận này đã hoàn thành được 94% vào tháng 2/2017.
Tuyên bố cho rằng con số này cho thấy tất cả các bên tham gia thỏa thuận sẵn sàng hợp tác và chung tay bình ổn thị trường dầu mỏ. Ủy ban giám sát cấp bộ trưởng cũng kêu gọi tất cả các nước trong và ngoài khối đẩy nhanh tiến độ thực thi 100% cam kết cắt giảm sản lượng.
Tuyên bố chung nêu rõ thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể được gia hạn 6 tháng, phụ thuộc vào yếu tố cung-cầu trên thị trường, trong đó có lượng dầu tồn kho trên toàn cầu.
Ủy ban giám sát đề nghị một nhóm kỹ thuật và Ban thư ký OPEC tiến hành xem xét các điều kiện của thị trường dầu mỏ để đưa ra đề xuất gia hạn thỏa thuận vào tháng 4/2017.
Một nhà máy lọc dầu tại Saudi Arabia |
Trước đó, vào cuối tháng 11/2016, các nước OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày. Đây là thỏa thuận hạn chế sản lượng đầu tiên của khối này kể từ năm 2008.
Tháng 12/2016, 11 nước sản xuất chủ chốt khác ngoài OPEC cũng cam kết giảm sản lượng 558.000 thùng/ngày, đưa tổng mức cắt giảm trên toàn cầu lên gần 1,8 triệu thùng/ngày.
Do tình trạng dư cung trên thị trường giữa lúc nhu cầu yếu ớt, giá dầu thô thế giới đã giảm mạnh từ mức đỉnh điểm trên 100 USD/thùng hồi mùa hè năm 2014, xuống dưới 30 USD hồi đầu năm 2016. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã giúp đẩy giá dầu lên hơn 50 USD/thùng.
Tuy nhiên, hiệu ứng tích cực này cũng đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ, vốn đứng ngoài thỏa thuận OPEC, đẩy mạnh các hoạt động khai thác.
Nga đối phó với giá dầu hạ
Các nhà phân tích cho rằng giá dầu đang chịu áp lực khi sản lượng dầu của Mỹ nhiều lên càng làm gia tăng quan ngại về nguồn cung toàn cầu quá dư thừa.
Vì thế, việc tiếp tục cắt giảm sản lượng của OPEC trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
Là quốc gia không nằm trong OPCE nhưng Nga đã chuẩn bị kịch bản đối phó với giá dầu hạ như những cảnh báo trước đó.
Các nhà hoạch định chính sách tại Mátxcơva cho biết họ hy vọng trong năm nay giá dầu Urals sẽ ở mức trung bình ít nhất là từ 50USD/thùng trở lên, nhưng có vẻ như thực tế sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 40USD/thùng vào cuối năm nay, và được dự báo sẽ dao động quanh mức giá đó trong giai đoạn 2018-2019.
Khi Ngân hàng Trung ương Nga hạch toán dự báo của mình, cơ quan này cũng đồng thời tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ, cho thấy sự bất ổn của giá dầu trên thị trường thế giới là một yếu tố đóng vai trò cơ bản cho các chính sách điều hành nền kinh tế của Mátxcơva
Bộ Tài chính Nga trên thực tế cũng đã lên kế hoạch điều hành tỷ giá tiền tệ tập trung vào kịch bản giá dầu ở mức 40USD/thùng ngay từ tháng 1-2017, cơ quan này tuyên bố Ngân hàng Trung ương Nga sẽ bắt đầu mua vào ngoại tệ nếu dầu vượt mức đó để bảo vệ tỷ giá khỏi sự biến động của mặt hàng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế xứ sở bạch dương.
Ngoài ra, mức giá 40USD/thùng còn được sử dụng để tính toán ngân sách quốc gia của Nga trong giai đoạn 2017-2019.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin