10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2016

08:01, 29/01/2017

Năm 2016 đi qua với nhiều sự kiện mà có những sự kiện có thể làm thay đổi trật tự thế giới tưởng đã định hình. Xin giới thiệu bạn đọc 10 sự kiện tiêu biểu nhất do PV bình chọn.

Năm 2016 đi qua với nhiều sự kiện mà có những sự kiện có thể làm thay đổi trật tự thế giới tưởng đã định hình. Xin giới thiệu bạn đọc 10 sự kiện tiêu biểu nhất do PV bình chọn.

Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ - Ảnh: Reuters
Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ - Ảnh: Reuters

1. Tỷ phú D. Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

Ngày 8/11/2016, tỷ phú 70 tuổi Donald Trump, ứng cử viên tổng thống theo chủ nghĩa dân túy của Đảng Cộng hòa, vượt qua đối thủ nặng ký Hillafry Clinton để chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Năm 2016 cũng là năm chứng kiến sự lên ngôi của chủ nghĩa dân túy ở những quốc gia khác, điển hình là ông Rodrigo Duterte đắc cử Tổng thống Philippines hồi tháng 5 nhờ những chính sách dân túy, trong đó có tuyên bố thẳng tay quét sạch tội phạm ma túy.

Xu hướng này đang có những ảnh hưởng nhất định đến các cuộc bầu cử quan trọng trong năm sau ở Châu Âu.

2. Anh rời Châu Âu (Brexit)

Ngày 23/6, sau cuộc trưng cầu dân ý, 52% người Anh bỏ phiếu ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU). Thủ tướng Anh, ông David Cameron buộc phải từ chức và bà Theresa May lên thay. Bà Theresa May hứa rằng sẽ thực hiện Điều 50 của Hiệp ước Lisbon để hoàn thành việc rời khỏi EU trước ngày 31/3/2017.

Một thuyền chở người di cư Trung Đông bị lật trên biển Địa Trung Hải.
Một thuyền chở người di cư Trung Đông bị lật trên biển Địa Trung Hải.

3. Khủng hoảng di cư ở lục địa Châu Âu

Từ tháng 2/2016, “tuyến đường Balkan” nối từ Hy Lạp đến Đức - con đường mà hàng trăm ngàn người di cư vẫn đi trước đó - bị đóng cửa.

Một tháng sau đó, Liên minh Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận ngăn chặn dòng di cư đến Châu Âu, đạt được thành công trong việc giảm số người vượt qua biển Aegean giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Tuy nhiên, dòng di cư tới Italia qua biển Địa Trung Hải vẫn đạt mức kỷ lục, và ít nhất 4.700 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trên biển.

Hàng ngàn người ủng hộ chính phủ đổ ra đường trong cuộc đảo chính bất thành vào tháng 7 - Ảnh: CNN
Hàng ngàn người ủng hộ chính phủ đổ ra đường trong cuộc đảo chính bất thành vào tháng 7 - Ảnh: CNN

4. Đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ

Cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 2 đêm 15 và 16/7 nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thất bại khiến hơn 37.000 người bị bắt và hàng chục ngàn người bị sa thải trong các cuộc thanh trừng sau đó.

Phán quyết Tòa trọng tài bác bỏ yêu sách cái gọi là “ Đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Phán quyết Tòa trọng tài bác bỏ yêu sách cái gọi là “ Đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

5. Phán quyết biển Đông

Sự kiện mấu chốt trong tình hình biển Đông trong năm là phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực LHQ (PCA) ngày 12/7.

Trong phán quyết dài gần 500 trang, tòa kết luận “quyền lịch sử” trên phần lớn diện tích biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố là vô hiệu. Đồng thời, hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở biển Đông đã gây thiệt hại nặng nề cho môi trường biển, theo PCA.

6. Hồ sơ Panama.

Ngày 10/5, Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công khai nội dung tập tài liệu mang tên “Hồ sơ Panama”, theo đó, ICIJ tiết lộ tên và thông tin về 200.000 công ty ở nước ngoài. 

“Hồ sơ Panama” được cho là vụ tiết lộ tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử, phanh phui các hoạt động tài chính bất hợp pháp liên quan đến nhiều nhân vật giàu có và quyền lực trên thế giới. Ảnh: ICIJ

7. Tổng thống Obama thăm Cuba, lãnh tụ Cuba qua đời

Ngày 20/3/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ bắt đầu chuyến thăm lịch sử Cuba trong 3 ngày. Ông Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới Cuba sau gần 90 năm.

Ngày 25/11, Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời ở tuổi 90, để lại bao thương tiếc cho người dân trong và ngoài nước.

8. Thỏa thuận khí hậu Paris đã trở thành luật quốc tế

Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu đã chính thức có hiệu lực trong ngày 4/11/2016, một dấu mốc lịch sử cho thấy quyết tâm của toàn cầu trong vấn đề này.

Theo AP, cho tới nay đã có 96 quốc gia, chiếm khoảng hơn 2/3 tổng lượng phát thải khí nhà kính của thế giới đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận này với quyết tâm hạn chế mức nóng lên toàn cầu dưới ngưỡng 2 độ C.

Tổng thống Hàn Quốc
Tổng thống Hàn Quốc

 

Triều Tiên thử tên lửa thành công
Triều Tiên thử tên lửa thành công

9. Tổng thống Hàn Quốc bị đình chỉ, Triều Tiên thử tên lửa

Quốc hội Hàn Quốc ngày 9/12 đã thông qua quyết định luận tội Tổng thống Park Geun Hye. Bà Park bị tạm thời đình chỉ mọi chức vụ trong khi chờ Tòa án Hiến pháp quyết về đề nghị của Quốc hội.

Trong năm 2016 Triều Tiên liên tục thử tên lửa bất chấp phản đối của dư luận quốc tế và Liên Hợp Quốc.

10. Khoa học đột phá

Tháng 2 năm nay, các nhà khoa học tuyên bố lần đầu tiên “quan sát được sóng hấp dẫn”, loại sóng được nhà bác học Albert Einstein tiên đoán từ thế kỷ trước.

PV

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh