Trên website của Forbes vừa đăng bài viết của tác giả Ed Fuller với tiêu đề "Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành con hổ kinh tế tiếp theo của châu Á".
Trên website của Forbes vừa đăng bài viết của tác giả Ed Fuller với tiêu đề “Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành con hổ kinh tế tiếp theo của châu Á”.
Ed Fuller cho rằng, hiện nay Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành con hổ kinh tế tiếp theo của châu Á. Giống như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trước đó, Việt Nam đang có nhiều yếu tố lợi thế cơ sở để đưa ra dự báo đó.
Theo báo cáo kinh tế cập nhật đến tháng 8/2016, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã đạt mức kỷ lục vào năm 2015 và năm nay có thể tăng cao hơn, vì chỉ tính nửa đầu năm đã đạt 11,3 tỷ USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến rất chậm chạp.
Việt Nam đang có tiềm năng thành con hổ kinh tế của châu Á. (Ảnh minh họa: KT) |
Kể từ năm 1990, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trung bình gần 7%/năm, chỉ đứng sau Trung Quốc. Sự tăng trưởng này đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo thành nước có mức thu nhập trung bình của thế giới.
Nếu tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng 7%/năm trong 10 năm nữa, thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ở trạng thái phát triển giống như Trung Quốc và nhiều con hổ kinh tế khác ở châu Á.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường, như The Economist (trang tin kinh tế nổi tiếng thế giới, của Anh) từng lưu ý rằng, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại và rơi về mức tăng trưởng 4%/năm, Việt Nam có thể lỡ cơ hội thành con hổ kinh tế, giống như từng xảy ra với Thái Lan và Brazil.
Việt Nam hiện có thế mạnh hơn 92 triệu dân, hầu hết còn trẻ (tuổi trung bình là 30,7) và có tay nghề. Chi tiêu từ ngân sách quốc gia cho giáo dục khoảng 6,3% GDP, cao hơn mức trung bình của hầu hết các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Trong bảng xếp hạng toàn cầu, trẻ em 15 tuổi của Việt Nam thường xuyên đánh bại trẻ em ở Mỹ và Anh trong các cuộc thi toán học và khoa học.
Đây là một lợi thế nhân lực cho các nhà máy tại Việt Nam đòi hỏi người lao động phải có khả năng vận hành máy móc phức tạp.
Một điểm tích cực khác nữa là lợi thế về vị trí địa lý, khi Việt Nam có biên giới giáp với Trung Quốc, trở thành một lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác khi Việt Nam gần hơn với các trung tâm sản xuất của miền Nam Trung Quốc, với hệ thống giao thông kết nối bằng đường bộ và đường biển.
Hơn nữa, sự tăng giá tiền lương lao động ở Trung Quốc làm cho Việt Nam trở thành điểm đến thay thế cho các doanh nghiệp di chuyển nhà máy tìm đến những nơi có chi phí thấp hơn.
Đồng thời, Việt Nam là thành viên của nhiều hiệp định thương mại. The Economistđánh giá Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn nhất khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP - một thỏa thuận 12 quốc gia bao gồm Mỹ và Nhật Bản) thành hiện thực.
Cho dù ngay cả khi TPP không thành, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết hiệp định thương mại khác với EU, Hàn Quốc đã có hiệu lực.
Bên cạnh đó, ngày nay, du lịch đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Theo Hội đồng Du lịch & Du lịch thế giới (WTTC), năm 2015, du lịch đã đóng góp hơn 16 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam, tương đương khoảng 9,3% GDP.
Với mục tiêu thu hút 55 triệu khách du lịch (cả trong nước và nước ngoài) mỗi năm cho đến năm 2030, Việt Nam đã công bố chính sách miễn thị thực cho du khách đến từ 22 quốc gia châu Âu và châu Á, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Nga và 9 nước thành viên ASEAN.
Ngoài ra, rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng và giao thông chính đã được lên kế hoạch thực hiện trong vòng 15 năm tới, bao gồm 7 khu vực mới phát triển du lịch, các tuyến đường thủy Hải Phòng, Quảng Ninh và tuyến đường sắt kết nối đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Đồng thời, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khu vực dự kiến sẽ tiến xa hơn, nhờ vào một loạt các thỏa thuận song phương đã ký kết với các nước Lào, Campuchia và Myanmar để hiện thực hóa các sáng kiến du lịch khu vực chung.
Các nhà phân tích đã dự đoán nguồn cung phòng khách sạn sẽ tăng trong vòng 3 năm tới. Công ty tư vấn bất động sản CBRE dự báo số lượng phòng khách sạn ở TPHCM (Sài Gòn) và Hà Nội sẽ tăng trưởng 8%/năm cho tới năm 2018.
Theo Hội đồng Du lịch & Du lịch thế giới cũng dự báo không kém lạc quan với báo cáo gần đây nhất của nó dự đoán tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp hằng năm là 6,2% trong thập kỷ tới, tạo thêm nhiều việc làm và du lịch trực tiếp tăng khoảng 2%/năm đến năm 2025./.
Theo Xuân Thân/VOV.VN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin