Phán quyết của PCA góp phần làm tăng lòng tin trong khu vực

12:07, 15/07/2016

Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, phóng viên TTXVN tại Bỉ đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Eric David thuộc Khoa Luật - Đại học Tự do Brussels (ULB) về vấn đề này.

Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, phóng viên TTXVN tại Bỉ đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Eric David thuộc Khoa Luật - Đại học Tự do Brussels (ULB) về vấn đề này.

Hoạt động xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). (Nguồn: Reuters/US Navy)
Hoạt động xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). (Nguồn: Reuters/US Navy)


Nhận xét về phán quyết của PCA, Giáo sư Eric David cho rằng phán quyết đã chỉ rõ Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế khi có tham vọng chiếm đoạt một vùng biển lớn mà Trung Quốc vạch ranh giới bằng đường 9 đoạn.

Điều này được thấy rõ trong tấm bản đồ đính kèm trong quyết định của Tòa vừa được công bố. Phán quyết của tòa cho rằng tham vọng của Trung Quốc không có bất cứ giá trị nào và rằng việc xác định ranh giới biển của các quốc gia trong khu vực được quy định trong Công ướng của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Từ quan điểm này cho thấy Trung Quốc đã hoàn toàn sai. Với tư cách là một giáo sư về luật quốc tế, ông Eric David khẳng định thái độ của Trung Quốc đối với hoạt động đánh cá của tàu Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế là những vi phạm về luật biển.

Bình luận về việc Trung Quốc đe dọa tiếp tục xây dựng Khu vực nhận dạng phòng không trên biển (ADIZ), Giáo sưu Eric David khẳng định các quốc gia không thể có ý định sở hữu không phận trên phần đất nhô cao trên biển.

Lãnh hải được giới hạn không quá 12.000 hải lý được tính từ phía Đông tới khu vực biển thấp. Nói cách khác, Trung Quốc chỉ được đòi hỏi quản lý không phận trong chủ quyền của mình.

Liên quan đến Việt Nam, Giáo sư Eric David cho rằng Việt Nam cần phải làm như trong mọi tranh chấp quốc tế, trước mắt nên tiến hành đàm phán ngoại giao. Trong trường hợp hình thức này không đạt kết quả thì cần phải đưa sự việc ra tòa án quốc tế như Tòa công lý quốc tế về Luật biển, hay tòa trọng tài như quy định trong UNCLOS.

Giáo sư David cũng cho rằng phán quyết của PCA mang ý nghĩa quan trọng đối với cả khu vực trong đó có Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei…

Điều này góp phần tăng cường lòng tin cho các quốc gia trong khu vực và đối với nhân dân Trung Quốc, họ sẽ thấy chính phủ của mình thực hiện chính sách trái với luật pháp quốc tế. Dư luận quốc tế cho rằng Trung Quốc đưa ra một hình ảnh xấu đối với vị thế của họ trong mối quan hệ quốc tế./.

Theo TTXVN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh