Ngày mai (12/7), PCA ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc

04:07, 11/07/2016

Dư luận quốc tế đang dồn sự quan tâm vào phiên làm việc vào ngày 12/7 tới của Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hợp quốc (PCA) với phán quyết về cái gọi là "Đường chín khúc" ở Biển Đông theo yêu cầu của Philippines đưa ra từ năm 2013.

Dư luận quốc tế đang dồn sự quan tâm vào phiên làm việc vào ngày 12/7 tới của Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hợp quốc (PCA) với phán quyết về cái gọi là "Đường chín khúc" ở Biển Đông theo yêu cầu của Philippines đưa ra từ năm 2013.

Phán quyết của PCA về vụ kiện này của Philippines không có nghĩa là phân định ranh giới cụ thể gì ở khu vực Biển Đông nhưng sẽ là một phán xử mang tính pháp lý quốc tế về ý đồ của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông và về những hành động của Trung Quốc đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với một số nước khác ở khu vực Biển Đông.

Vì thế, phán xử này của PCA có tác động rất mạnh mẽ tới chiều hướng diễn biến tình hình chính trị an ninh ở khu vực Biển Đông và tới cục diện quan hệ giữa tất cả các nước liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp trong thời gian tới.

Người dân Philippines biểu tình phản đối đòi hỏi chủ quyền lãnh hải vô lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Người dân Philippines biểu tình phản đối đòi hỏi chủ quyền lãnh hải vô lý của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trước phán quyết của PCA, tất cả các đối tác này đều chuẩn bị đối phó với mọi kịch bản có thể xảy ra. Yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc bộc lộ ở "đường chín khúc" nói trên vô lý và không có căn cứ về pháp lý cũng như lịch sử rõ ràng đến mức đến bản thân Trung Quốc cũng phải lo ngại về phán xử của PCA bất lợi đối với Trung Quốc.

Nếu thật sự công minh và xứng đáng với cái danh của chính mình thì PCA không thể có phán quyết nào khác ngoài bác bỏ hoàn toàn yêu sách sặc mùi bành trướng lãnh thổ nói trên của Trung Quốc.

Thiên hạ cũng đoán biết vậy nên đa phần chuẩn bị phản ứng và đối phó theo hướng ấy. Trung Quốc, ngay từ đầu, đã tuyên bố không công nhận PCA có thẩm quyền xét xử vụ kiện và không công nhận phán xử của PCA.

Nếu có đủ lý do để chắc thắng, tức là nếu mọi lập luận cho chủ quyền của Trung Quốc với "đường chín khúc" có cơ sở pháp lý quốc tế, Trung Quốc đã không tuyên bố không công nhận phán xử của PCA ngay từ đầu như thế.

Cho nên không có gì là phi logic khi Trung Quốc chống phá việc PCA xét xử bằng mọi giá và tăng cường hoạt động tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực Biển Đông.

Mới đây nhất là cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật ở khu vực Biển Đông. Qua đó, Trung Quốc muốn thể hiện thái độ không coi PCA và luật pháp quốc tế ra gì và sẽ tiếp tục bất chấp tất cả để thực hiện ý đồ bành trướng lãnh thổ bằng mọi giá ở khu vực Biển Đông.

Trung Quốc cũng đã có thành công nhất định trong việc phân hóa nội bộ ASEAN...

Mỹ không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông nhưng có lợi ích chiến lược bị ý đồ và hành vi của Trung Quốc đe dọa. Mỹ trù tính là PCA có phán xử kiểu gì thì Trung Quốc sẽ chỉ tiếp tục chứ không ngừng và chỉ gia tăng chứ không giảm hoạt động bất chấp luật pháp quốc tế và đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực Biển Đông.

Đối sách của Mỹ là tiếp tục răn đe, cảnh báo Trung Quốc và tăng cường hiện diện quân sự trực tiếp trên thực địa.

Philippines với tư cách là bên nguyên trong vụ kiện này có thái độ thiếu kiên định đến mức khó hiểu. Những tuyên bố mới đây nhất của Tổng thống mới và chính phủ mới của nước này cho thấy họ đang bị giằng xé giữa ảo tưởng và thực dụng.

Philippines đang có nguy cơ di chuyển từ đưa Trung Quốc vào bẫy pháp lý quốc tế đến tự sa vào cái bẫy của chính Trung Quốc.

Theo Kinhtedothi

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh