Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hơn một nửa số lao động ở 5 nước Đông Nam Á có thể sẽ phải đối diện nguy cơ mất việc làm do áp dụng kỹ thuật tự động hóa vào 2 thập kỷ tới.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hơn một nửa số lao động ở 5 nước Đông Nam Á có thể sẽ phải đối diện nguy cơ mất việc làm do áp dụng kỹ thuật tự động hóa vào 2 thập kỷ tới.
Dệt may công nghệ cao. Ảnh: agtex.com.vn |
TTXVN dẫn nghiên cứu nói trên cho hay khoảng 137 triệu lao động, chiếm 56% số người lao động làm công ăn lương ở 5 nước, gồm: Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam bị xếp vào diện nguy cơ cao.
Một quan chức ILO nhận định các nước đang thực hiện cạnh tranh bằng việc dựa trên lực lượng lao động giá rẻ nên thay đổi điều này vì lợi thế về lao động giá rẻ sẽ không còn là “số 1” nữa.
Vì vậy, người lao động cần phải được đào tạo để làm việc hiệu quả với các loại máy móc được số hóa.
Theo nghiên cứu, đứng đầu danh sách nguy cơ cao bị ảnh hưởng do tự động hóa là dệt, may và giày dép, sau đó là các ngành ô tô và phụ tùng ô tô; điện và điện tử; dịch vụ thuê ngoài quy trình kinh doanh và bán lẻ.
Đông Nam Á có hơn 600 triệu dân và là trung tâm của một số ngành sản xuất, trong đó có dệt may, ô tô.
Trong số 9 triệu lao động trong ngành dệt, may mặc và giày dép tại khu vực, 64% lao động Indonesia có nguy cơ cao mất việc làm do tự động hóa, con số này ở Việt Nam và Campuchia là hơn 80%...
Với ngành in ấn, ILO cho rằng các công nghệ như in 3D, công nghệ nano và tự động hóa... có thể ảnh hưởng lớn tới ngành.
Theo Chinhphu.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin