Google vừa tiến hành cập nhật bản đồ về một bãi cạn đang có tranh chấp ở Biển Đông, cụ thể là xóa bỏ cái tên mà Trung Quốc dùng để gọi nơi này.
Google vừa tiến hành cập nhật bản đồ về một bãi cạn đang có tranh chấp ở Biển Đông, cụ thể là xóa bỏ cái tên mà Trung Quốc dùng để gọi nơi này.
Google Maps đã đổi tên bãi cạn đang tranh chấp thành Scarborough (Nguồn: Telegraph) |
Theo đó, Google Maps gọi địa điểm trên theo tên gọi quốc tế của nó là bãi cạn Scarborough. Trước đó nơi này được gọi là một phần của quần đảo Zhongsha.
Cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố có chủ quyền với bãi cạn này và các vùng nước nhiều cá nằm quanh nó.
Google Maps đã xóa tên Trung Quốc khỏi bãi cạn này sau khi cư dân mạng Philippines mở chiến dịch kêu gọi việc gỡ bỏ cái tên. Họ nói rằng việc đặt tên Trung Quốc đã làm tăng sức nặng cho tuyên bố chủ quyền của nước này với bãi cạn Scarborough.
Được biết, Trung Quốc gọi bãi cạn trên là đảo Huangyan, trong khi Philippines gọi đây là bãi Panatag.
Bãi cạn Scarborough là nơi diễn ra một màn đối đầu căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines vào đầu năm 2012, khi các con tàu giữa đôi bên quyết bám lấy nơi này, không rời đi trong suốt nhiều tuần.
"Chúng tôi thấu hiểu rằng các tên gọi địa lý có thể khơi gợi những cảm xúc sâu xa và đó là lý do vì sao chúng tôi nhanh chóng xử lý ngay khi phát hiện vấn đề," Google nói trong thư gửi tới hãng tin BBC.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép với một phần lớn của Biển Đông, gồm cả bãi cạn Scarborough, vốn nằm cách Philippines có 160km và cách Trung Quốc tới cả 800km.
Tuy nhiên vừa qua, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã ra phán quyết cho rằng yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Trung Quốc không có "tư cách lịch sử" đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" đối với những nguồn tài nguyên trong "đường 9 đoạn."
Theo PCA, không một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa tạo cho Trung Quốc quyền có vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không có quyền hạn đối với vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý của bãi Vành Khăn (Mischief) hay bãi Cỏ Mây (Thomas).
PCA cũng khẳng định thực thể Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa là "bãi đá," nên không có vùng đặc quyền kinh tế. PCA cho rằng Bắc Kinh đã làm tổn hại lâu dài và không thể bù đắp được hệ sinh thái san hô ở quần đảo Trường Sa.
Phán quyết của PCA cũng nhấn mạnh Trung Quốc đã can thiệp vào các quyền đánh bắt truyền thống của Philippines tại bãi Hoàng Nham (Scarborough) trên Biển Đông.
Theo PCA, những hành động của Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm những tranh chấp với Philippines trong lúc đang các bên nỗ lực để giải quyết vấn đề./.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin