Cuộc tập trận nhằm kiềm chế những hành động của Trung Quốc mở rộng ra khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Hoa Đông và quân sự hóa tại khu vực Biển Đông.
Cuộc tập trận nhằm kiềm chế những hành động của Trung Quốc mở rộng ra khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Hoa Đông và quân sự hóa tại khu vực Biển Đông.
Đảo Phú Lâm bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép và xây dựng trái phép (Ảnh: The Week) |
Bộ Tư lệnh Hải Quân thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày hôm nay (7/6) cho biết, cuộc tập trận hải quân mang tên Malabar giữa Nhật Bản-Mỹ và Ấn Độ sẽ diễn ra từ ngày 10-17/6 tại khu vực phía Đông đảo Okinawa của Nhật Bản.
Cuộc tập trận với mục đích tăng cường hợp tác quân đội giữa 3 nước nhằm kiềm chế những hành động mở rộng ra khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Hoa Đông vàquân sự hóa tại khu vực Biển Đông của Trung Quốc.
Theo đó, trong cuộc diễn tập 10 ngày này, Nhật Bản sẽ sử dụng máy bay trinh sát cỡ lớn và có khả năng vận tải Hyuga, tàu chống hải tặc và tàu sân bay cứu nạn US2-loại tàu sân bay cứu nạn đang đàm phán để xuất khẩu sang Ấn Độ để tham gia vào cuộc tập trận này. Quân đoàn 7 của Mỹ sẽ tham gia vào cuộc tập trận.
Cuộc tập trận hải quân mang tên Malabar là tập trận thường niên giữa Ấn Độ và Mỹ với các khoa mục tác chiến không đối không với máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay và một số giả định khác.
Trước đó, Nhật Bản đã một lần duy nhất tham gia cuộc tập trận này vào năm 2007, nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Kể từ đó, tập trận Malabar chỉ là diễn tập hải quân song phương giữa Ấn Độ và Mỹ.
Nhưng kể từ năm 2015, ba nước đã tái khởi động cuộc tập trận này sau khi giới chức Bộ quốc phòng Mỹ quan ngại về những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo đó, từ 14-19/10/2015, Mỹ đã triển khai Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và một tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân tham gia cuộc tập trận trong vòng một tuần với Hải quân Ấn Độ và Nhật Bản.
Ấn Độ Dương hiện đang nổi lên như điểm nóng cạnh tranh mới, giữa một Trung Quốc đang tìm cách gây dựng ảnh hưởng với một Ấn Độ đang tìm cách khôi phục vị thế cường quốc biển có ưu thế vượt trội trong khu vực.
Theo VOV.VN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin