Ghê sợ với bệnh 'ăn thịt người' đang khiến thế giới hoang mang

04:06, 01/06/2016

Bệnh này khiến người mắc bị lở loét, tổn thương da, nổi vết sần…vừa đau đớn lại vừa mất thẩm mĩ.

Bệnh này khiến người mắc bị lở loét, tổn thương da, nổi vết sần…vừa đau đớn lại vừa mất thẩm mĩ.

Leishmaniasis là tên gọi một bệnh lây truyền qua ruồi cát. Căn bệnh này còn gọi là bệnh “ăn thịt người” đang càn quét khắp Trung Đông.

Đây có thể là kết quả của những cuộc xung đột kéo dài làm cho điều kiện tại những cơ sở chăm sóc y tế bị xuống cấp nhanh chóng. Nhất là các khu vực do Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chiếm đóng, điều kiện sống tồi tệ khiến người dân dễ mắc bệnh.

Leishmaniasis là một bệnh do loại ký sinh trùng trong máu lây truyền từ người này sang người khác khi bị ruồi cát cắn. Bệnh này khiến người mắc bị lở loét, tổn thương da, nổi vết sần… vừa đau đớn lại vừa mất thẩm mĩ.

Căn bệnh ăn thịt người ghê sợ.
Căn bệnh ăn thịt người ghê sợ.

Căn bệnh này đã xuất hiện ở Syria trong nhiều thế kỷ qua, thường được gọi là “quỷ dữ Aleppo”. Tuy nhiên, cuộc nội chiến Syria nổ ra và kéo dài suốt hơn 5 năm qua kéo theo cuộc khủng hoảng người tị nạn đã khiến leishmaniasis trở thành thảm họa dịch bệnh.

Xung đột, nội chiến kéo dài ở khu vực Trung Đông khiến điều kiện y tế bị xuống cấp nghiêm trọng, tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm phát tán.

Nghiên cứu mới nhất được công bố hôm 26/5 trên tạp chí khoa học PLOS đã chỉ ra rằng, có hàng trăm ngàn người đang bị căn bệnh này hành hạ, chủ yếu là dân đang phải sinh sống ở các trại tị nạn hay bị mắc kẹt trong vùng xung đột. Tình trạng tương tự xảy ra ở phía Đông Libya và Yemen.

Peter Hotez, Hiệu trưởng trường Đại học Y học Nhiệt đới Quốc gia Hoa Kỳ, đặc phái viên của Hiệp hội Khoa học Mỹ ở Trung Đông, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện ra rất nhiều căn bệnh, bao gồm cả leishmaniasis ở những vùng xung đột. Thực sự cần thiết để khoanh vùng lại đề phòng nguy cơ bùng phát như dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014”.

Chỉ tính riêng ở Syria, báo cáo trên tạp chí PLOS trích dẫn số liệu của Bộ Y tế nước này cho biết, số ca nhiễm leishmaniasis đã tăng lên từ 23.000 ca năm 2011 – khi bắt đầu nội chiến lên 41.000 vào năm 2013.

Các nước ở khu vực láng giềng, trong đó có những nước đã tiếp nhận hàng triệu người tị nạn cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm leishmaniasis. Tại Lebanon, số người mắc căn bệnh “ăn thịt người” năm 2013 tăng lên 1.033 người, trong khi suốt 12 năm trước đó, quốc gia này chỉ có 6 trường hợp mắc bệnh.

Báo cáo cũng ghi nhận hàng trăm trường hợp mắc leishmaniasis ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.

Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ của cộng đồng người Kurd ở từng cảnh báo xác của những phần tử khủng bố IS chất đống trên đường phố góp phần làm cho dịch bệnh lây lan nhanh, mặc dù, Đại học Y học nhiệt đới Liverpool (Anh) bác bỏ điều này.

Trước đây, căn bệnh từng được khống chế ở Syria, nơi nó phát triển mạnh ở những địa phương bị IS kiểm soát trái phép, chẳng hạn Raqqa, Deir al-Zour và Hasakah, nhưng hiện ký sinh đang lan khắp khu vực. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ cho biết bệnh dịch đã bắt đầu lan sang các quốc gia giáp Syria.

Leishmaniasis đã xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan, sau khi hơn 4 triệu người Syria chạy trốn khỏi cuộc nội chiến tang thương để xin quy chế tỵ nạn.

Từ năm 2000-2012, chỉ có 6 ca nhiễm bệnh được báo cáo ở Lebanon. Tuy nhiên, vào năm 2013 chỉ riêng Lebanon có 1.033 người mắc Leishmaniasis, Bộ Y tế Lebanon tuyên bố có đến 96% trường hợp nhiễm xảy ra trong những khu trại tạm cư sau khi người tỵ nạn Syria rời đi.

Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Yemen cũng báo cáo có hàng trăm ca nhiễm, các chuyên gia y tế cũng lo lắng căn bệnh sẽ sớm lan sang Saudi Arabia. Các chuyên gia y tế cũng lo lắng dòng người di cư từ khu vực Trung Đông sẽ mang theo bệnh leishmaniasis đến châu Âu.

Theo nguoiduatin.vn

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh