Với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng xem xét một cách thuận lợi hơn việc chọn Đông Nam Á làm địa bàn đặt cơ sở sản xuất hàng để xuất khẩu ra thế giới.
Với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng xem xét một cách thuận lợi hơn việc chọn Đông Nam Á làm địa bàn đặt cơ sở sản xuất hàng để xuất khẩu ra thế giới.
Theo một cuộc thăm dò mới đây, được báo Nhật Asian Nikkei Review công bố, Việt Nam ngày càng được ưa chuộng. Trong một cuộc khảo sát ý kiến 1.100 công ty Nhật có số vốn trên 10 triệu yên, được viện nghiên cứu Mizuho Research Institute thực hiện vào tháng 2-2016, khoảng 43,8% người được hỏi đã nêu khối ASEAN như là khu vực được họ dự kiến dồn sức đầu tư. So với cùng một cuộc thăm dò tiến hành vào năm 2015, thì tỷ lệ chọn ASEAN tăng 2,3% và ASEAN vẫn đứng đầu bảng 4 năm liên tục.
Trong ASEAN, mối quan tâm đến Việt Nam cũng rất cao. Trả lời câu hỏi là nước nào trong ASEAN được họ chú ý nhất, 53,5% các công ty nêu tên Việt Nam, tỷ lệ này đã tăng 4,9% so với năm ngoái. Thái Lan được 59,7% công ty chọn lựa, sụt 2,2% so với năm 2015. Indonesia cũng được 41,5% chú ý, giảm 4,7%.
Trong số 12 thành viên tham gia TPP, Việt Nam cũng được doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao nhất. Khi được hỏi dự kiến mở rộng đầu tư ở đâu trong 12 quốc gia ký kết hiệp định TPP, 12,8% nêu tên Việt Nam, 10,7% chọn Nhật Bản, và 4,9% chọn Mỹ. Giới sản xuất Nhật Bản xác nhận đã rút khỏi Trung Quốc do việc hoạt động kinh tế tại nước này chậm lại.
Lợi thế của Việt Nam, dưới mắt các nhà công nghiệp Nhật Bản, là quy chế thành viên TPP ký kết vào tháng 2-2016, Việt Nam đã được chú ý hơn trong tư cách là cơ sở xuất khẩu hàng vải sợi và một số sản phẩm khác.
Bên cạnh quan hệ kinh tế đang phát triển mạnh, quan hệ chính trị và nhiều lĩnh vực khác giữa Nhật Bản và Việt Nam cũng đang diễn ra hết sức tốt đẹp.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đến một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đầu tháng 5-2016 với nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, các bên liên quan không được có những hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp trên biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Với tư cách là đương kim chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Nhật Bản đã và đang vận động các nước trong G7 cảnh giác trước âm mưu của Trung Quốc độc chiếm biển Đông, đe dọa đến an toàn và tự do hàng không, hàng hải trong khu vực.
Kết quả là Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Hiroshima, Nhật Bản trong tháng 4 đã thông qua tuyên bố chung kêu gọi tất cả các nước nên theo đuổi các giải pháp hòa bình và giải quyết các tranh chấp lãnh hải phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như thực hiện đầy đủ bất kỳ quyết định nào do các quan tòa và tòa án có liên quan đưa ra.
Theo báo Japan Times, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tháng 5/2016, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ cố gắng thuyết phục các đối tác thành lập một mặt trận thống nhất chống lại các hành động “gây hấn” của Trung Quốc trên biển Đông.
Thủ tướng Nhật mong có thể tái khẳng định với lãnh đạo các nước tham dự về tầm quan trọng của việc tuân thủ các phán quyết của tòa án dựa trên luật quốc tế. Điều đặc biệt là trong Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp mở rộng cùng 6 quốc gia khác.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin