Theo chuyên gia, Nga sẽ tránh dính vào bất kỳ một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng nào trên Biển Đông.
Theo chuyên gia, Nga sẽ tránh dính vào bất kỳ một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng nào trên Biển Đông.
Jeremy Maxie, Cố vấn Cấp cao về Năng lượng của tổ chức Longview Global Advisors, một chuyên gia về địa chính trị và năng lượng ngày 9/5 bình luận trên Forbes xung quanh những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergeil Lavrov về Biển Đông.
Theo Maxie, Biển Đông là một câu hỏi hóc búa đối với Moscow.
Theo Jeremy Maxie, ngày 29/4 khi thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Sergei Lavrov chỉ chiều theo người đồng cấp Vương Nghị trong vấn đề Biển Đông. Còn lập trường chính thức của Kremlin về Biển Đông được phản ánh trong tuyên bố của ông Lavrov tại Ulan-Bator ngày 14/4.Tại đây Ngoại trưởng Nga khẳng định, Kremlin chống lại "can thiệp từ bên thứ 3 và nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông".
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov và đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị |
Ông Lavrov cho rằng, các tranh chấp xung đột trên Biển Đông chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga cũng lưu ý, nước này không phải một bên trong cuộc xung đột, tranh chấp ở Biển Đông và sẽ không can thiệp vào các cuộc đàm phán.
Jeremy Maxie nhận định, thay vì ủng hộ vô điều kiện các hành vi của Bắc Kinh đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, ông Lavrov đã khẳng định lập trường của Moscow rằng, các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN phải dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Việc ông Lavrov đề nghị các bên tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) cũng cho thấy, Nga xem UNCLOS cùng với các khuôn khổ và tổ chức đa phương là nền tảng cho đàm phán, chứ không phải yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc.
Đặt những phát biểu của ông Sergei Lavrov trong bối cảnh tình hình hiện nay, Jeremy Maxie tin rằng Nga sẽ chỉ hỗ trợ ngoại giao một cách hạn chế đến Bắc Kinh và tránh dính vào bất kỳ một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng nào trên Biển Đông.
Trong khi đó Moscow phải tự vận động để giữ mình, chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á thông qua việc tiếp tục phát triển sâu hơn quan hệ chiến lược với Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác quân sự - thương mại trong khu vực trên cơ sở song phương cũng như đa phương với khuôn khổ ASEAN.
Cũng liên quan đến những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Lavrov về quan điểm của Moscow quanh vấn đề Biển Đông, trong bài bình luận hôm 5/5, tờ Đa Chiều của Trung Quốc cho rằng, Nga đang "chơi trò hai mặt" với Bắc Kinh.
Bằng chứng là các quan chức Nga có những phát biểu trái chiều xung quanh vấn đề Biển Đông.
Đa Chiều chỉ ra rằng từ khi sáp nhập Crimea, Moscow bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế và trong bối cảnh Trung - Mỹ cạnh tranh khốc liệt ở Đông Nam Á, Moscow bắt đầu nhảy vào để tạo dựng ảnh hưởng.
Tờ báo này kết luận, dù Nga cách Biển Đông khá xa, không có liên hệ trực tiếp nào đến các tranh chấp, nhưng một khi có lợi thì "chơi trò 2 mặt" ở Biển Đông sẽ trở thành lựa chọn của Moscow.
Theo baodatviet.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin