Các nhà báo đã hợp tác phanh phui vụ "Hồ sơ Panama" như thế nào?

02:04, 06/04/2016

Cuộc hợp tác điều tra mới nhất của hơn 370 nhà báo thuộc Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), tới từ hơn 100 tổ chức truyền thông thuộc hơn 80 quốc gia về vụ bê bối trốn thuế "Hồ sơ Panama" đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc: 11,5 triệu bản ghi chép và 2,6 terabyte dữ liệu về hồ sơ trốn thuế.

Vụ bê bối trốn thuế “Hồ sơ Panama” đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc. (Nguồn: commondreams.org)
Vụ bê bối trốn thuế “Hồ sơ Panama” đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc. (Nguồn: commondreams.org)

Cuộc hợp tác điều tra mới nhất của hơn 370 nhà báo thuộc Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), tới từ hơn 100 tổ chức truyền thông thuộc hơn 80 quốc gia về vụ bê bối trốn thuế “Hồ sơ Panama” đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc: 11,5 triệu bản ghi chép và 2,6 terabyte dữ liệu về hồ sơ trốn thuế. 

Đây là lần hợp tác lớn nhất của các thành viên ICIJ, một mạng lưới phi lợi nhuận có trụ sở ở Washington D.C. 

Vậy làm thế nào để đoàn kết nhiều nhà báo từ nhiều nơi như vậy cho cuộc điều tra này? Mike Hudson, một biên tập viên kỳ cựu thuộc ICIJ đã chia sẻ những yếu tố tạo nên thành công mới nhất của tổ chức.

Khả năng chia sẻ

Theo Hudson, các tổ chức tin tức và các nhà báo tham gia phải sẵn sàng hợp tác với nhau. Những nhà báo điều tra vụ Hồ sơ Panama đều chia sẻ các nguồn tin, ghi âm và video phỏng vấn khi trao đổi ý kiến. Họ cũng hiểu rằng việc hơn 100 hãng tin cùng đăng tin một lúc không có nghĩa là mỗi hãng sẽ có ít khán giả hơn. 

“Tôi nghĩ việc đăng tin tức cùng nhau đã tạo ra [...] một cơn bão chú ý,” Hudson nhận định.

Sự kiên nhẫn và tinh thần làm việc nhóm

Hudson đã dành 6 tháng theo đuổi cuộc điều tra, nhưng các nhà báo khác thậm chí đã mất tới 1 năm để phanh phui sự việc. “Tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào việc những nhà báo tham gia hợp tác có thiên hướng làm việc nhóm và sự kiên nhẫn- những phẩm chất thường không hay được gắn liền với nhà báo,” Hudson chia sẻ. 

Cả hai phẩm chất này lại càng cần thiết hơn khi tất cả các bên đồng ý đăng tin cùng một lúc. Lợi ích đạt được, theo Hudson, đó là sẽ tránh được việc bị đối thủ qua mặt.

Khả năng nhìn thấy toàn cảnh

Khi những dữ liệu sau này là Hồ sơ Panama bị rò rỉ cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung, đại diện tờ báo đã tự đến đề nghị hợp tác điều tra cùng ICIJ. 

“Họ hiểu rằng mình có thể làm nhiều chuyện lớn với số tài liệu đó. Nhưng câu chuyện sẽ trở nên quan trọng và hấp dẫn hơn, nếu họ hợp tác với các đối tác khác,” Hudson nhận định.

Một nơi để tập hợp

Hợp tác cùng nhau giúp các nhà báo thu thập được nhiều thông tin hơn, nhưng cụ thể thì họ đã hợp tác như thế nào? Các nhà báo điều tra vụ Hồ sơ Panama đã làm việc chung trên các diễn đàn hợp tác được mã hóa và có mật khẩu bảo vệ, “giống như ứng dụng Facebook dành riêng cho nhà báo.” Họ chia sẻ thông tin với nhau cả ở trên mạng và gặp gỡ trực tiếp.

Tự nguyện chia sẻ các nguồn tin

ICIJ thực hiện các dự án một cách liền mạch trong thời gian dài. Nhưng điều tuyệt vời nhất là những hãng tin vốn hoạt động vì lợi nhuận đã đồng ý chia sẻ nguồn tin để phục vụ cuộc điều tra dài hơi này. 

Làm mọi việc cùng nhau

“Chúng tôi không coi mình như sếp của những người khác. Chúng tôi cố gắng hợp tác và bảo đảm mọi người đang làm việc cùng nhau, người này biết người kia đang làm gì,” Hudson cho hay. 

Các nhà báo đã làm việc theo các đội nhỏ thuộc các nhóm lớn hơn và họ mổ xẻ về nhiều chủ đề thuộc cuộc điều tra. 

Kết quả điều tra đã cho thấy hai điều: sức mạnh của Internet và sức mạnh từ sự hợp tác làm việc của các nhà báo.

Theo VIETNAM+

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh