Năm năm trước, một trận sóng thần khủng khiếp đã ập vào nhà máy điện hạt nhân Fukishima Daiichi của Nhật Bản, gây ra thảm họa hạt nhân và buộc 160.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Năm năm trước, một trận sóng thần khủng khiếp đã ập vào nhà máy điện hạt nhân Fukishima Daiichi của Nhật Bản, gây ra thảm họa hạt nhân và buộc 160.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Cảnh tượng đau buồn của Nhật Bản 5 năm về trước. (Nguồn: RT) |
Jeffrey Jousan, một đạo diễn phim tài liệu đã thực hiện bộ phim “Alone in the Zone” (Tạm dịch: Một mình ở nơi xảy ra thảm họa) nói về sự kiện sóng thần tại Nhật Bản cách đây 5 năm.
Theo đạo diễn Jousan, chính phủ Nhật Bản đã cố gắng thuyết phục người dân rằng mọi chuyện sẽ ổn, nhưng thực tế thì không phải như vậy.
“Chính phủ thông báo số người chết trong thảm họa trên báo mỗi ngày. Ở một số tỉnh, số người chết là khoảng 300-400 người, nhưng ở Fukushima, con số này là hơn 8.000. Đó là một con số biết nói. Không dễ gì cho những người dân bị mất nhà cửa và người thân trong trận sóng thần. Nhưng ở Fukushima, người dân không thể trở về nhà, cũng không thể ra đồng trồng trọt, bởi người ta sẽ không mua thực phẩm từ Fukushima đưa đến. Bởi thế, tất cả đều bị ảnh hưởng. Thật sốc khi biết đã có bao nhiêu người chết ở đây."
Thảm họa hạt nhân Fukushima, được đánh giá là tồi tệ thứ hai trong lịch sử chỉ sau thảm họa năm 1986 ở Chernobyl, đã dẫn đến việc đóng cửa toàn bộ 44 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động của Nhật Bản từng cung cấp 1/3 nguồn điện toàn quốc.
Trả lời tờ Daily Graph, cựu thủ tướng Nhật bản Naoto Kan cho biết, 5 năm sau thảm họa, nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn là một mối đe dọa tới hệ sinh thái và con người sống quanh đó.
Trong khi khu vực thuộc bán kính 20km tính từ nhà máy hạt nhân là khu vực cấm, hiện vẫn chưa rõ có bao nhiều người đã mắc các bệnh do nhiễm phóng xạ rò rỉ từ nhà máy này. Khoảng 10% người dân vẫn đang sống trong các ngôi nhà tạm ở tỉnh Fukushima.
“Một số người đang dần dọn đi nơi khác, và cộng đồng dân cư ở đây ngày càng thu hẹp lại. Nhiều người đã quen sống ở nơi này và đã hình thành một cộng đồng đoàn kết, nhưng giờ họ đang dần tan rã vì từng người một cứ dần bỏ đi. Một số khu dân cư từng thuộc khu vực 20km giới hạn đã được mở cửa trở lại để người dân quay lại sinh sống. Nhưng ở đó không có cơ sở vật chất, không trường học, thậm chí nhân viên công vụ cũng không sống ở trong thị trấn, nên gần như chẳng có mấy người quay về ,” đạo diễn Jousan cho biết.
Theo đạo diễn Jousan, cuộc sống tại các khu nhà tạm rất khó khăn. “Những ngôi nhà rất nhỏ, bạn có thể nghe thấy tiếng hàng xóm ngay bên kia vách, tiếng giật nước toa lét từ cách ba, bốn tầng nhà. Sự đoàn kết cộng đồng tại đây cũng không cao, người dân rất hay xảy ra cãi vã tranh chấp.”
Trước đây, đạo diễn Jousan từng sản xuất bộ phim tài liệu “Women of Fukushima” (Những người phụ nữ Fukushima) nói về 6 người phụ nữ Nhật Bản chia sẻ thẳng thắn về công việc dọn dẹp sau thảm họa, cũng như những ảnh hưởng của thảm họa tới cuộc sống của họ.
“Tỷ lệ tự sát cứ ngày một tăng. 5 năm tới sẽ là một quãng thời gian khó khăn. Các cộng đồng dân cư đang dần tan rã, và sẽ ngày càng có nhiều người cảm thấy bất hạnh vì những điều đã xảy ra,” Jousan nhận định.
Hồi đàu tháng này, tổ chức Hòa bình Xanh đã cảnh báo chính phủ Nhật Bản không nên hủy bỏ lệnh sơ tán khu vực quanh nhà máy Fukushima bởi ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân sẽ còn kéo dài nhiều thế kỷ nữa.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/soc-voi-con-so-nguoi-chet-trong-tham-hoa-thien-tai-o-nhat-ban/375550.vnp
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin