Trong một bài viết đăng trên tờ National Interest ngày 5-8, tác giả B. Hây-tơn (Bill Hayton) nhận định, dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì cuộc phiêu lưu mang tên giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông đã trở thành thảm họa với chính sách đối ngoại của nước này.
Trong một bài viết đăng trên tờ National Interest ngày 5-8, tác giả B. Hây-tơn (Bill Hayton) nhận định, dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì cuộc phiêu lưu mang tên giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông đã trở thành thảm họa với chính sách đối ngoại của nước này.
Theo tác giả, giàn khoan Hải Dương 981 kết thúc cuộc phiêu lưu của mình sớm hơn tuyên bố ban đầu một tháng, khi đối mặt với sự xuất hiện của cơn bão Rammasun.
Trung Quốc tuyên bố rằng, giàn khoan này đã tìm thấy hydrocarbon nhưng lại không nêu được đánh giá chi tiết về trữ lượng. Gần như chắc chắn rằng, họ sẽ không bao giờ khai thác được ở vị trí này với cả hai lý do kỹ thuật và chính trị.
|
Các tàu của Trung quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt
|
Qua sự việc giàn khoan, ASEAN cũng đã thể hiện sự thống nhất khi ra một tuyên bố chung có hiệu lực để phản đối hành động của Bắc Kinh. Đây là lần đầu tiên tổ chức khu vực này thống nhất cao như thế.
Một số nhà bình luận cho rằng, các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua là một quá trình lấn chiếm dần bằng các bước đi nhỏ mà không thu hút quá nhiều phản ứng. Tuy nhiên, nếu đó là mục đích của Bắc Kinh thì đến nay nó cũng đã thất bại với sự rút lui của giàn khoan Hải Dương 981.
Trung Quốc có thể nghĩ rằng, một tuyên bố kiểm soát hàng hải sẽ tăng cường yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông, nhưng phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam đã dội gáo nước lạnh cho tuyên bố của nước này.
Tác giả kết luận rằng, bất cứ điều gì Trung Quốc hy vọng có thể đạt được trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 như tìm kiếm dầu, mở rộng chủ quyền trên biển hoặc chiến lược dài hạn cuối cùng đều chẳng đạt được gì.
Trong khi đó, theo Roi-tơ, Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ri (John Kerry) sẽ nhấn mạnh vấn đề cần thiết phải “đóng băng” các hành động làm trầm trọng thêm căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) vào cuối tuần này, bất chấp việc Bắc Kinh từ chối.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Đ. Rút-xen (Daniel Russel) cho biết, một trong những ưu tiên của Ngoại trưởng G. Ke-ri tại diễn đàn lần này là vấn đề căng thẳng trên Biển Đông.
"Nền kinh tế khu vực rất quan trọng nhưng cũng rất dễ đổ vỡ nếu bất kỳ quốc gia nào hay bất kỳ bên nào sử dụng mối đe dọa lực lượng quân sự hoặc bán quân sự để trả đũa, hăm dọa như một nỗ lực ép buộc", ông Đ. Rút-xen phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 4-8.
Ông Đ. Rút-xen nhấn mạnh, việc "đóng băng" các hành động khiêu khích có thể bao gồm tuân theo thỏa thuận không chiếm giữ các thực thể không có người ở và quan trọng hơn là không làm thay đổi hiện trạng.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Oa-sinh-tơn mong muốn, ASEAN và Trung Quốc tăng cường các nỗ lực để sớm nhất trí về một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Ông Đ. Rút-xen cho rằng, mặc dù Trung Quốc gần đây đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ, căng thẳng, và khiến các nước láng giềng phải đặt ra "những câu hỏi nghiêm túc về chiến lược lâu dài của Trung Quốc".
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin