Nội dung dự thảo Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2014

04:07, 17/07/2014

Theo Kyodo, bản dự thảo Sách Trắng Quốc phòng sắp tới của Nhật Bản, mà hãng tin Kyodo có được và công bố ngày 17/7, nhận định việc Trung Quốc thiết lập một Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông đang làm leo thang căng thẳng và có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột ngoài ý muốn, ám chỉ các nỗ lực "đơn phương" của Bắc Kinh hòng thay đổi hiện trạng.

Theo Kyodo, bản dự thảo Sách Trắng Quốc phòng sắp tới của Nhật Bản, mà hãng tin Kyodo có được và công bố ngày 17/7, nhận định việc Trung Quốc thiết lập một Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông đang làm leo thang căng thẳng và có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột ngoài ý muốn, ám chỉ các nỗ lực "đơn phương" của Bắc Kinh hòng thay đổi hiện trạng.

Máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản bay qua ADIZ mà Trung Quốc đơn phương công bố trên Biển Hoa Đông. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sách Trắng trên, dự kiến sẽ được Nội các Nhật Bản thông qua vào đầu tháng Tám, cũng tố cáo Trung Quốc "vi phạm trắng trợn nguyên tắc tự do bay trong không phận trên biển," theo đó các máy bay quốc tế đi vào ADIZ buộc phải tuân thủ các quy định và nhận dạng mà Bắc Kinh áp đặt.

Ngoài ra, Sách Trắng sẽ nhận định rằng Triều Tiên coi chương trình phát triển hạt nhân của nước này là yếu tố răn đe thiết yếu nhằm vào Mỹ trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang nỗ lực củng cố quyền lực.

Bản dự thảo có đoạn: "Triều Tiên có khả năng sẽ gia tăng hành động khiêu khích quân sự do đánh giá quá cao khả năng răn đe chiến lược họ nhằm vào Mỹ."

Liên quan tới sự kiện Nga sáp nhập Crimea mới đây, Chính phủ Nhật Bản sẽ nêu rõ rằng "các nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đã đặt ra thách thức toàn cầu về những hệ lụy mà châu Á và các khu vực khác phải hứng chịu."

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực mở rộng năng lực quốc phòng như một phần trong kế hoạch điều chỉnh khuôn khổ an ninh của Tokyo.

Dự thảo Sách Trắng cũng đề cập tới quyết định gần đây của Nội các Nhật Bản về việc diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình, qua đó cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể hay bảo vệ các đồng minh trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang./.

Theo Vietnam+

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh