Mặc dù kết quả chính thức cuộc bầu cử tổng thống ở Indonesia sẽ được Ủy ban bầu cử (KPU) công bố vào ngày 22/7 tới, nhưng dựa trên kết quả kiểm phiếu sơ bộ từ các tổ chức độc lập, cả Thống đốc Jakarta Joko Widodo và cựu Tư lệnh các lực lượng vũ trang Prabowo Subianto đều tuyên bố đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử căng thẳng nhất trong lịch sử quốc gia “vạn đảo” này.
Mặc dù kết quả chính thức cuộc bầu cử tổng thống ở Indonesia sẽ được Ủy ban bầu cử (KPU) công bố vào ngày 22/7 tới, nhưng dựa trên kết quả kiểm phiếu sơ bộ từ các tổ chức độc lập, cả Thống đốc Jakarta Joko Widodo và cựu Tư lệnh các lực lượng vũ trang Prabowo Subianto đều tuyên bố đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử căng thẳng nhất trong lịch sử quốc gia “vạn đảo” này.
Cử tri Indonesia đi bầu cử. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Tình hình phức tạp trên xuất phát từ kết quả kiểm phiếu sơ bộ khác nhau của ít nhất 10 tổ chức điều tra dư luận xã hội được các hãng truyền thông công bố với những diễn giải và phân tích khác nhau theo quan điểm riêng của từng tờ báo hay hãng truyền hình, vốn bị lôi kéo vào chính trường trong suốt chiến dịch tranh cử.
Cụ thể, có 7 tổ chức, trong đó có các tổ chức điều tra uy tín như CSIS, SMRC-LSI, RRI cho kết quả chiến thắng thuộc về liên danh tranh cử Widodo và cựu phó tổng thống Jusuf Kalla với khoảng cách 4-6% số phiếu bầu so với cặp đối thủ Subinato và cựu Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Hatta Rajasa.
Tuy nhiên, các hãng truyền thông ủng hộ ông Prabowo lại dẫn kết quả ngược lại của các tổ chức điều tra dư luận như IRC, Puscaptis, CN, JSI, LSN với chiến thắng thuộc về ứng viên này với khoảng cách sít sao từ 2-3% số phiếu bầu.
Thực tế trên có thể dẫn tới nguy cơ bất ổn chính trị, khiến đương kim Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono phải lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế và chưa công bố chiến thắng cho đến khi nhận được kết quả chính thức từ KPU. Trong khi đó, KPU cũng đã phát đi thông báo lưu ý rằng kết quả kiểm phiếu nhanh chỉ mang tính tham khảo, các bên cần chờ đợi kết quả chính thức từ cơ quan này sau hai tuần nữa.
Trong một diễn biến liên quan, Hiệp hội các tổ chức điều tra dư luận xã hội Indonesia (Persepi) cho biết sẽ mở cuộc điều tra đối với các thành viên bị cáo buộc đưa ra kết quả kiểm phiếu sơ bộ “có vấn đề” và mang động cơ chính trị.
Chủ tịch Persepi Andrinof Chaniago nêu rõ nếu phát hiện các bằng chứng không khách quan trong quá trình thống kê số liệu kiểm phiếu, cơ quan này sẽ triệu tập hai thành viên là Mạng lưới cử tri Indonesia (JSI) và Trung tâm nghiên cứu chiến lược chính sách và phát triển (Puskaptis), để làm rõ các cáo buộc trên, cũng như sẽ hiệu chỉnh kết quả kiểm phiếu và thông báo cho công chúng biết trước thời điểm KPU công bố kết quả chính thức.
Kết quả kiểm phiếu nhanh của JSI và Puskaptis lượt là 50,16%- 49,84% và 52,05%- 47,95% nghiêng về ứng viên Prabowa. Trong khi đó, RRI, LSI, CSIS cho kết quả ngược lại, lần lượt là 47,32% - 52,68%, 46,73% - 53,27% và 48,10% - 51.9% nghiêng về ứng viên Jokowi./.
Theo TTXVN/Vietnam+
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin