Trước việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Giáo sư Phi-líp-pin Ri-chác Hây-đa-ri-an (Richard Heydarian), chuyên gia về Biển Đông, cho rằng quyết định đưa giàn khoan về đảo Hải Nam là một phần trong chiến lược “leo thang có liều lượng” của Bắc Kinh.
Trước việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Giáo sư Phi-líp-pin Ri-chác Hây-đa-ri-an (Richard Heydarian), chuyên gia về Biển Đông, cho rằng quyết định đưa giàn khoan về đảo Hải Nam là một phần trong chiến lược “leo thang có liều lượng” của Bắc Kinh.
Giáo sư Ri-chác Hây-đa-ri-an, cố vấn cho nhiều chính trị gia, quan chức chính phủ Phi-líp-pin, nhận định: “Bằng việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 về trước thời hạn đã định (trước đó Trung Quốc đã tuyên bố là vào giữa tháng 8), Bắc Kinh có thể đang đưa ra tín hiệu rằng: “Họ muốn thực hiện hoạt động thăm dò dầu khí có thời hạn và sẵn sàng giảm căng thẳng một khi họ cảm thấy tranh chấp đang tiến gần hơn tới ngưỡng nguy hiểm”.
Ông cho rằng đây là một phần trong chiến lược “leo thang có liều lượng”, trong đó Bắc Kinh xem xét một giai đoạn giảm nhiệt sau khi duy trì tình trạng căng thẳng đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Đặc biệt, Giáo sư Ri-chác Hây-đa-ri-an nhận định mục đích của chiến lược trên là “tạo ra cơ sở trên thực địa mà không cần gây ra một cuộc xung đột toàn diện”.
Theo Giáo sư Hây-đa-ri-an, nguyên nhân của việc Trung Quốc rút giàn khoan cũng bao gồm cả áp lực khi bị các nước liên quan nhất loạt chỉ trích. Ngoài ra, “chúng ta cũng không thể không tính đến khả năng có thể giàn khoan Hải Dương 981 đã không phát hiện được trữ lượng dầu khí lớn nào ở khu vực”, giáo sư Hây-đa-ri-an cho hay.
Việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan ra khỏi khu vực mà họ thăm dò trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt
Bà Gien-ni-phơ Rích-mon (Jennifer Richmond), người phụ trách vấn đề Trung Quốc của cơ quan dự báo chiến lược toàn cầu Stratfor, tỏ ra thận trọng trước động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc. Bà cho biết, việc Trung Quốc rút giàn khoan có thể chỉ là tạm thời và rất có khả năng nó sẽ quay lại Biển Đông.
Trong khi đó, Phi-líp-pin và Thái Lan hôm 18-7 đã cùng kêu gọi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông và tăng tốc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc. Ngoại trưởng Phi-líp-pin An-béc Đen Rô-xa-ri-ô (Albert Del Rosario) và quyền Ngoại trưởng Thái Lan Si-ha-sặc Phuông-kệt-kẹo (Sihasak Phuangketkeow) đã trao đổi vấn đề trên trong cuộc gặp song phương ở Ma-ni-la. Hai bên đã tập trung trao đổi quan điểm về tình hình ở Biển Đông và tái khẳng định cam kết về nhanh chóng thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử cũng như một giải pháp hòa bình cho tranh chấp.
Tại cuộc họp báo cùng ngày, ông Si-ha-sặc cho biết, Chính phủ Thái Lan hy vọng sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cũng như việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tuyên bố này được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002 kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền kiềm chế và không chiếm giữ những vùng lãnh thổ ở Biển Đông. Tuy nhiên, nó không mang tính ràng buộc về pháp lý.
Theo quyền Ngoại trưởng Thái Lan Si-ha-sặc, ASEAN sẽ tổ chức một cuộc họp với Trung Quốc tại nước này trong tháng 10 để cố gắng thúc đẩy việc thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC, tiến tới hoàn tất COC.
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin