Tổng thống Vladimir Putin lại vừa tung một đòn choáng váng vào Mỹ và phương Tây khi thuyết phục được Áo tham gia vào một dự án đường ống dẫn khí đốt gây tranh cãi của Nga. Thông tin này đã khiến cả Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) tức giận, quay sang chỉ trích Áo mạnh mẽ.
Tổng thống Vladimir Putin lại vừa tung một đòn choáng váng vào Mỹ và phương Tây khi thuyết phục được Áo tham gia vào một dự án đường ống dẫn khí đốt gây tranh cãi của Nga. Thông tin này đã khiến cả Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) tức giận, quay sang chỉ trích Áo mạnh mẽ.
|
Ảnh minh họa |
Áo hôm qua (24/6) đã phê chuẩn một dự án đường ống dẫn khí đốt gây tranh cãi của Nga, thách thức giới chức EU và đón chào Tổng thống Putin đến thăm quốc gia trung lập vốn từ lâu đã là khách hàng năng lượng của Moscow.
Giám đốc điều hành của tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga và tập đoàn OMV của Áo đã chính thức đặt bút ký vào thỏa thuận nhằm xây dựng một nhánh của đường ống dẫn khí đốt South Stream (Dòng chảy phương Nam) đến Áo. Áo là nước ủng hộ mạnh mẽ cho dự án South Stream trước sự phản đối mạnh mẽ từ Ủy ban Châu Âu.
Dự án South Stream với số tiền đầu tư dự kiến lên tới 40 tỉ USD được thiết kế để vận chuyển khí đốt của Nga đến miền trung Châu Âu – một lục địa vốn đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng từ Nga. Được biết, 1/3 nhu cầu năng lượng của Châu Âu được nhập khẩu từ Nga. Hệ thống ống dẫn dầu South Stream (Dòng chảy phương Nam) sẽ xuất phát từ Nga, đi dưới Biển Đen và sau đó qua Bulgaria, Serbia, Hungary và Slovenia rồi đến Áo. Một chi nhánh khác của đường ống có thể dẫn tới Italia.
Gazprom và OMV cho biết sẽ đầu tư 200 triệu euro để xây chi nhánh đường ống khí đốt kéo dài 50km ở Áo. Tổng chiều dài của South Stream sẽ là 2.446 km long.
Ủy ban Châu Âu phản đối dự án South Stream với lập luận dự án này không tuân theo luật cạnh tranh của EU vì không cho các bên thứ ba tiếp cận. South Stream cũng bị cáo buộc là đi ngược lại chính sách của EU trong việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng để giảm sự lệ thuộc vào Nga.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của OMV - ông Gerhard Roiss đã nói tại một cuộc họp báo sau lễ ký kết rằng: “Châu Âu cần khí đốt của Nga. Châu Âu sẽ cần nhiều hơn nguồn khí đốt từ Nga trong tương lai bởi vì sản xuất khí đốt của Châu Âu đang sụt giảm ... Tôi cho rằng, Liên minh Châu Âu cần hiểu rõ thực tế này”.
Dự án South Stream đã gây ra mâu thuẫn giữa ngành công nghiệp Châu Âu với các nhà chính khách ở Brussels. Nó cũng gây chia rẽ giữa những người ủng hộ dự án South Stream.
Trong chuyến thăm làm việc kéo dài 1 ngày đến Vienna, Tổng thống Putin đã nói về mối quan hệ kinh tế gắn bó chặt chẽ giữa Nga với Áo – quốc gia Tây Âu đầu tiên ký các thỏa thuận cung cấp khí đốt lâu dài với Moscow năm 1968. Ông Putin đã miêu tả Áo là một đối tác “quan trọng và đáng tin cậy” của Nga. Áo hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba trong số các đối tác không thuộc Liên minh Châu Âu của Nga. Áo chỉ xếp sau Mỹ và Thụy Sỹ.
Tổng thống Áo Heinz Fischer cũng bảo vệ dự án South Stream của Nga, nói rằng: "Không ai có thể giải thích với tôi và tôi cũng không thể giải thích với người dân Áo về lý do tại sao đường ống dẫn khí đốt đi qua các nước EU và NATO lại không thể đi vào đất nước Áo 50km".
Ông Fischer cũng cho biết, ông phản đối những biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow.
Mỹ, EU nổi giận
Cả Mỹ và EU đều tỏ ra không hài lòng trước việc Áo, một nước thành viên của EU, công khai thách thức liên minh để bắt tay với Nga trong một dự án khí đốt gây tranh cãi.
EU cho biết, liên minh này không chỉ trích việc Áo đón tiếp Tổng thống Putin đến thăm bất chấp mối quan hệ lạnh giá giữa EU và Nga hiện nay. Tuy nhiên, một số chính khách EU đã lên tiếng cảnh báo rằng, Tổng thống Putin có thể sẽ cố gắng tìm cách khai thác mâu thuẫn giữa các quốc gia EU bạn bè, như nước Áo trung lập với mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Moscow và những nước như Anh muốn áp dụng một lập trường cứng rắn hơn với Nga.
"Rõ ràng,... ông Putin muốn chia rẽ Liên minh Châu Âu. Đó là điều không có gì mới. Đó là điều mà mà họ luôn cố gắng làm khi họ bị dồn vào chân tường”, Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt đã cáo buộc như vậy trên đài phát thanh ORF của Áo.
Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Vienna ngầm đưa ra một lời chỉ trích về việc Áo và Nga ký dự án hợp tác về đường ống dẫn khí đốt. Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Mỹ cho rằng, sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương là vô cùng quan trọng “trong việc ngăn chặn sự xâm lược của Nga” và rằng người Áo “nêu cân nhắc một cách cẩn thận về việc liệu những sự việc diễn ra ngày hôm nay có góp phần vào những nỗ lực đó hay không”, ám chỉ đến việc ký kết hợp tác trong dự án South Stream giữa Nga và Áo.
Tổng thống Putin cho rằng, Mỹ phản đối dự án đường ống khí đốt South Stream của Nga là bởi vì cường quốc số 1 thế giới muốn tự mình cung cấp khí đốt cho Châu Âu. Ông Putin gọi tình huống này là “một cuộc cạnh tranh thông thường”.
“Họ đã làm tất cả mọi điều để phá vỡ hợp đồng đó. Không có gì là lạ ở đây. Đây là một cuộc cạnh tranh bình thường. Trong tiến trình cạnh tranh đó, các công cụ chính trị cũng đang được sử dụng”, Nhà lãnh đạo Nga cho hay sau khi có cuộc hội đàm với người đồng cấp Áo Heinz Fischer ở Vienna.
Theo VnMedia.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin