Là một trong các phóng viên, nhà báo quốc tế tham gia chuyến đi thực tế đến vùng biển gần nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phóng viên Xa-man-tha Ho-li (Samantha Hawley) của hãng ABC (Ô-xtrây-li-a) đã có những ghi chép đáng nhớ. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu nội dung chính nhật ký 5 ngày
Là một trong các phóng viên, nhà báo quốc tế tham gia chuyến đi thực tế đến vùng biển gần nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phóng viên Xa-man-tha Ho-li (Samantha Hawley) của hãng ABC (Ô-xtrây-li-a) đã có những ghi chép đáng nhớ. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu nội dung chính nhật ký 5 ngày tác nghiệp tại vùng "biển động" của phóng viên Xa-man-tha Ho-li mới được ABC đăng tải.
Ngày thứ nhất
Khi đặt chân đến thành phố Đà Nẵng, ông Quang, một công chức, là người đã tiếp đón tôi. Ông hỏi tôi có mang theo thuốc men và có biết bơi không. Tuy vậy, điều đó với tôi không đáng lo ngại. Điều tôi lo lắng lại là chuyện khác. Chúng tôi sắp đến một trong những vùng biển căng thẳng nhất trên thế giới trong khi phương tiện liên lạc lại hạn chế. Một nhà báo của Washington Times không lên tàu, nói với tôi: “Xam, hãy đi tìm câu chuyện viết bài và trở về bình an”.
|
Các nhà báo di chuyển sang tàu 8003.
|
|
Phóng viên Xa-man-tha Ho-li (thứ hai, bên trái) dùng bữa trưa với Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hùng (thứ ba, bên trái). Ảnh: abc.net.au
|
Ngày thứ hai
Chúng tôi đi suốt đêm trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam 2016. Sau cả đêm thao thức, tôi lên boong tàu và không biết tàu đang ở vị trí nào. Bốn bề xung quanh đều là đại dương mênh mông. Chúng tôi chưa đến nơi. Một phóng viên quay phim của ABC không được lên tàu trong chuyến này vì không đủ chỗ và tôi nhanh chóng nhận ra chuyến đi này mới gian nan biết nhường nào.
Đầu tiên, việc tự quay phim cũng là chuyện khó khăn không chỉ bởi vì tôi không thường xuyên làm việc này mà còn bởi chúng tôi đang di chuyển ở vùng biển động và tàu cứ liên tục lắc lư. Một tay lúc nào cũng phải bám rào chắn, còn tay kia phải giữ máy quay. Không những vậy, say sóng không từ một ai, kể cả một số thủy thủ đoàn và tôi cũng vậy. Tôi phải cố hết sức để quên cái cảm giác say sóng.
Tàu chúng tôi chỉ còn cách giàn khoan Hải Dương 981 chừng 20km. Thế nhưng thời tiết bỗng xấu đi, biển động hơn và chúng tôi bị kẹt lại. Di chuyển trên tàu còn khó nói gì chuyển sang tàu khác. Xung quanh chỉ có tiếng sóng biển gào thét, và như vậy chúng tôi ở lại nguyên vị trí thêm một đêm nữa.
Ngày thứ ba
Suốt đêm, biển ngày càng động hơn. Chiếc tàu trọng tải 250 tấn của chúng tôi vẫn chống chọi được trong khi chúng tôi bị hất vào phía trong tàu. Khi trời sáng, người ta thảo luận liệu có bảo đảm an toàn để chuyển các nhà báo sang một tàu lớn hơn là 8003 hay không. Vài giờ trôi qua, biển bớt động và quyết định di chuyển được đưa ra. Đây chính là một thử thách khác. Di chuyển từ tàu này sang tàu khác khi biển động không dễ chút nào nhưng dù sao tàu 8003 trọng tải 1.600 tấn vẫn rộng rãi và ổn định hơn.
Chẳng mấy chốc, chúng tôi lần đầu được nhìn cận cảnh giàn khoan Hải Dương 981. Mặc dù có thể thấy từ xa, nhưng chúng tôi vẫn cách giàn khoan tới 10 hải lý. Và đột nhiên, tàu Trung Quốc bao vây tàu chúng tôi. Sau đó, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, tàu chúng tôi bị 17 tàu Trung Quốc bao vây.
Căng thẳng trên thực địa giữa hai nước là rõ như ban ngày. Thông qua chiếc loa phóng thanh, phía Việt
Ngày thứ tư
Sáng sớm hôm nay, chúng tôi được chứng kiến nghi lễ chào cờ với tinh thần yêu nước sục sôi của các thành viên thủy thủ đoàn. Không lâu sau đó, chúng tôi có chuyến đi thứ hai về phía giàn khoan.
Lại một lần nữa, khi cách giàn khoan khoảng 8 hải lý, tàu Trung Quốc xuất hiện và bao vây tàu chúng tôi. Tình hình rất căng thẳng, phía Việt
Ngày thứ năm
Đây là ngày cuối cùng trước khi chúng tôi quay trở lại Đà Nẵng. Chúng tôi chuyển sang tàu Cảnh sát biển nhỏ hơn bởi vì nhiệm vụ của tàu 8003 tại Biển Đông chưa hoàn thành và do đó sẽ không trở lại đất liền. Buổi sáng, chúng tôi có chuyến đi cuối cùng về phía giàn khoan. Nhưng lần này, chúng tôi hầu như chưa di chuyển được bao xa thì đã bị khoảng 10 tàu Trung Quốc vây quanh. Có tàu Trung Quốc ép sát đến nỗi suýt đâm vào tàu chúng tôi nhưng sau đó vài phút lại lùi ra.
Chuyến đi này không phải dễ dàng nhưng lại rất quan trọng bởi lẽ những diễn biến tại thực địa có thể có tác động nghiêm trọng tới cả khu vực và thế giới.
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin