Chiều ngày 5-6, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp báo quốc tế thông báo tình hình, nỗ lực Việt Nam cũng như những bằng chứng về hành vi “hung hăng” của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua. Cuộc họp báo thu hút sự tham gia của hơn một trăm đại diện của các đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội cùng phóng viên báo chí ở trong và ngoài nước.
Chiều ngày 5-6, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp báo quốc tế thông báo tình hình, nỗ lực Việt Nam cũng như những bằng chứng về hành vi “hung hăng” của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua. Cuộc họp báo thu hút sự tham gia của hơn một trăm đại diện của các đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội cùng phóng viên báo chí ở trong và ngoài nước.
Mở đầu cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: "Đến nay đã hơn một tháng Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng nhiều tàu hộ tống, tàu quân sự vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hành vi này của Trung Quốc đã đe dọa hòa bình, an ninh khu vực, bất chấp luật pháp quốc tế, bỏ qua tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông, bỏ qua các khuyến nghị chính đáng của cộng đồng quốc tế. Điều này tác động tiêu cực tới nỗ lực phục hồi kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như thế giới".
Trong khi đó, thời gian qua Việt
Cụ thể, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao cho biết rõ, “đến nay, đã có trên 30 cuộc trao đổi các loại. Trên thực địa, các tàu chấp pháp dân sự của Việt Nam luôn hết sức kiềm chế, kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam…
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực và thiện chí của Việt Nam, Trung Quốc đã không những không dừng lại các hoạt động bất hợp pháp của mình và còn phản ứng tiêu cực, có những lời lẽ vu cáo, xuyên tạc, đổ lỗi cho Việt Nam”.
Ông Trần Duy Hải thông báo, “nghiêm trọng hơn, trên thực địa, trung Quốc đã có hành động leo thang mới: mở rộng phạm vi hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981, di chuyển đến vị trí mới có tọa độ 15-33,38 độ Bắc/ 111-34,62 độ Đông, nằm sâu 60 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”
Theo ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh-Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam, Trung Quốc sử dụng từ 30 đến 137 tàu mỗi ngày để bảo vệ khu vực giàn khoan, trong đó có sáu dạng tàu chiến như:
Khu trục tên lửa, Hộ vệ tên lửa, Tên lửa tấn công nhanh, Tuần tiễu săn ngầm, Quét mìn, Vận tải đổ bộ. Ngoài ra còn có từ 33-42 tàu gồm Hải cảnh, Hải tuần, Hải giám, Ngư chính; từ 9-11 tàu kéo và dịch vụ; từ 20- 22 tàu vận tải; từ một đến ba tàu dầu và từ 15-60 tàu cá. Ngày cao điểm, Trung Quốc sử dụng 140 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan.
Bên cạnh đó, Trung Quốc thường xuyên sử dụng máy bay tuần thám, trực thăng; máy bay cánh bằng, dạng cảnh báo sớm; máy bay trinh sát bay nhiều vòng trên các tàu Việt Nam ở độ cao từ 100m đến một nghìn mét.
Ông Ngô Ngọc Thu cho biết, lực lượng bảo vệ Trung Quốc chia làm ba vòng để bảo vệ: Vòng trong cách giàn khoan từ 1-1,5 hải lý có 10 – 15 tàu bảo vệ; vòng giữa cách giàn khoan từ 4,5 – 5 hải lý có 40-45 tàu bảo vệ; vòng ngoài cách giàn khoan từ 10-12 hải lý có 25-35 tàu bảo vệ. Trung Quốc luôn bố trí từ 9-12 tàu bám sát các tàu Việt Nam, sẵn sàng ngăn cản, đâm va ở khoảng cách từ 10-12 hải lý so với giàn khoan.
“Hành động của các tàu bảo vệ Trung Quốc vẫn là chặn đầu, khóa đuôi, ép mạn sẵn sàng đâm va khi các tàu của Việt Nam vào gần tuyên truyền, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan Hải Dương 981; chủ động đâm thẳng, dùng súng bắn nước công suất lớn nhằm làm hư hỏng trang bị, tàu thuyền của Việt Nam; dùng hệ thống âm thanh âm tần, đèn pha công suất lớn nhằm làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của lực lượng trên tàu Việt Nam”, ông Thu nói thêm.
Phó Tư lệnh-Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho hay: “Từ ngày 3-5 đến nay, các tàu bảo vệ Trung Quốc đã đâm va, phun nước gây thương tích cho 12 kiểm ngư viên và làm hư hỏng 24 tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, trong đó có 5 tàu CSB và 19 tàu Kiểm ngư.”
"Chỉ tính từ ngày 7-5 đến nay, trong quá trình sản xuất bình thường trên ngư trường truyền thống tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã có 12 tàu cá của Việt Nam bị các lực lượng chấp pháp và tàu cá của Trung Quốc cản trở, uy hiếp, phá hoại tài sản, đối xử thô bạo với ngư dân”, ông Hà Lê cho biết.
|
Về phía lực lượng Kiểm ngư, ông Hà Lê-Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư nói rõ:
“Thời gian này đang là đợt cao điểm vụ cá
Đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc xảy ra vào ngày 26-5, tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 11209 đã cố tình đâm chìm tàu cá mang số hiệu ĐNa-90152-TS của Việt nam cùng 10 ngư dân đang hoạt động khai thác hải sản cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 17 hải lý.
Không những thế, các tàu Trung Quốc còn có hành động ngăn cản các tàu cá của Việt
Trước sự hung hăng, thô bạo của các tàu Trung Quốc, ông Ngô Ngọc Thu khẳng định: “Mặc dù các tàu bảo vệ Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động ngăn chặn, cản phá quyết liệt, sẵn sàng đâm va, phun nước; song lực lượng CSB và Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiềm chế nhưng kiên quyết, kiên trì, thực hiện nghiêm đối sách, chủ động cơ động, vòng tránh trước các hành động khiêu khích đâm va của các tàu Trung Quốc.
Các tàu chấp pháp dân sự của Việt Nam, không phun nước và đâm vào các tàu bảo vệ, tàu cá của Trung Quốc, chỉ phát loa tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Lực lượng thực thi pháp luật của Việt
Tại buổi họp báo, lực lượng CBS và Kiểm ngư Việt
Hình ảnh phát đi cho thấy các tàu của Trung Quốc liên tục phun vòi rồng công suất lớn, chủ động đâm va vào các tàu CSB, tàu cá của Việt Nam, đánh đắm tàu cá của Việt Nam và gây hư hại nhiều tàu cá, tàu CSB.
Việt
Tại phần trả lời câu hỏi báo chí, trả lời lời câu hỏi của phóng viên tờ Washington Times đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam đối với vai trò của Hoa Kỳ trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực, Người phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định:
“Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực là lợi ích, trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ của tất cả các quốc gia liên quan cả trong và ngoài khu vực. Hoa Kỳ là một cường quốc của thế giới, và cũng là một cường quốc của châu Á- Thái Bình Dương.
Thời gian qua, cùng với cộng đồng quốc tế, Hoa Kỳ cũng đã có tiếng nói nhằm đóng góp vào hòa bình, ổn định ở khu vực, và đóng góp giải quyết căng thẳng hiện nay ở khu vực.
Chúng tôi mong Hoa Kỳ tiếp tục có những tiếng nói mạnh mẽ hơn, có những hành động thiết thực hơn và mang tính xây dựng để đóng góp vào hòa bình, ổn định an ninh an toàn hàng hải ở khu vực và vào việc giải quyết tranh chấp ở khu vực thông qua luật pháp quốc tế”.
Trả lời câu hỏi của báo Tuổi trẻ về việc đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải khi mà tại Đối thoại Shangri-la vừa qua, Trung Quốc đã cho thấy họ không tôn trọng lời kêu gọi của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản khi các nước này yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, ông Trần Duy Hải cho biết:
“Thực tế, cộng đồng quốc tế vừa rồi đã có tiếng nói rất mạnh mẽ phản đối các việc làm của Trung Quốc. Có lẽ đây là lần đầu tiên có những phản ứng mạnh mẽ như vậy đối với tình hình xảy ra ở biển Đông trong nhiều năm trở lại đây.
Tôi nghĩ tiếng nói của cộng đồng quốc tế có vai trò quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở biển Đông cũng như ngăn chặn những hành động leo thang mới của Trung Quốc. Chúng tôi mong muốn cộng đồng quốc tế tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn hành động leo thang mới đó của Trung Quốc”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên hãng tin Kyodo, Nhật Bản về việc quan điểm của Việt Nam trước việc lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 đã ra tuyên bố quan ngại sâu sắc về những căng thẳng hiện nay ở biển Đông và biển Hoa Đông,
Người phát ngôn Lê Hải Bình nêu rõ:
“Chúng tôi hoan nghênh lãnh đạo các nước thuộc nhóm G7 vừa ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hành vi cũng như các căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời phản đối các hành động đơn phương của một nước đòi yêu sách chủ quyền thông qua việc đe dọa ép buộc hoặc sử dụng vũ lực cũng như yêu cầu các nước giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Chúng tôi tiếp tục mong muốn các quốc gia, các tổ chức quốc tế có những tiếng nói mạnh mẽ, thiết thực, hành động thiết thực để đóng góp vào hòa bình, an ninh ở khu vực và giải quyết các tranh chấp thông qua cơ sở luật pháp quốc tế”
Theo NDĐT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin