Theo Reuters, ngày 6/5, Mỹ cho biết đang điều tra động thái di chuyển giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc mà Việt Nam nói rằng đã đi vào vùng biển của Việt Nam.
Bản đồ xác định vị trí giàn khoan HD-981của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc nằm bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt
Theo Reuters, ngày 6/5, Mỹ cho biết đang điều tra động thái di chuyển giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc mà Việt
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết Mỹ đang xem xét vụ việc trên, đồng thời kêu gọi tất cả các bên thận trọng.
Trả lời báo giới trong chuyến thăm
Cáo buộc của Việt Nam được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm châu Á để khẳng định cam kết với các đồng minh ở đây, trong đó có Nhật Bản và Philippines - hai nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trước đó, chiều 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó cũng ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải ngày 3/5 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
"Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin