Tác giả Dipanjan Chaundhary thuộc báo Economic Times của Ấn Độ có bài viết nhan đề "Tình hình Biển Đông xấu đi với hành động ngang ngược của Trung Quốc."
Rất nhiều tàu lớn của Trung Quốc tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981). (Nguồn: Cảnh sát biển Việt
Tác giả Dipanjan Chaundhary thuộc báo Economic Times của Ấn Độ có bài viết nhan đề "Tình hình Biển Đông xấu đi với hành động ngang ngược của Trung Quốc."
Sự hiếu chiến gần đây được khởi xướng do Hải quân Trung Quốc chống lại lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam tại Biển Đông tiếp sau vụ Trung Quốc lắp đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) xâm phạm chủ quyền của Việt Nam là bài học cho nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, khi có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Diễn biến này đã làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố ngày 4/5, các tàu Trung Quốc đã cố tình đâm vào hai tàu của Việt Nam tuần trước tại vùng biển nơi Trung Quốc lắp đặt giàn khoan.
“Các tàu Trung Quốc với sự hỗ trợ trên không đã hăm dọa các tàu Việt
Diễn biến mới nhất này đã khiến các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN trong cuộc họp ngày 10/5 tại
Tuyên bố chung của hội nghị nêu rõ: “Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đến những diễn biến hiện nay đã làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông; kêu gọi tất cả các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận, bao gồm UNCLOS 1982, kiềm chế và tránh các hành động có thể phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực."
Ấn Độ với những lợi ích kinh tế và chiến lược mở rộng tại khu vực đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với những diễn biến mới nhất này.
Phát biểu về những hành động của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin tuyên bố: "Chúng tôi quan tâm theo dõi những diễn biến gần đây tại Biển Đông. Chúng tôi tin tưởng rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, tăng trưởng và thịnh vượng trong khu vực là lợi ích quan trọng đối với cộng đồng quốc tế. Chúng tôi muốn được chứng kiến một giải pháp cho vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận. Trong bối cảnh này, chúng tôi nhấn mạnh rằng tự do hàng hải ở Biển Đông phải không bị cản trở và kêu gọi sự hợp tác để đảm bảo an ninh tuyến đường biển và tăng cường an ninh hàng hải."
Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, an ninh hàng hải, tự do hàng hải và tự do hàng không tại Biển Đông cũng như 6 nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông và Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 tại Lễ kỷ niệm 10 năm ký kết DOC về Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất các các bên liên quan của DOC thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC nhằm tạo ra sự tin tưởng và tin cậy lẫn nhau. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).”
Sự đối đầu lần này là nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây giữa Việt
Trước đó, Hà Nội đã mạnh mẽ lên án hoạt động lắp đặt giàn khoan tại vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 khỏi khu vực này. Ngày 2/5, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan Hải Dương-981 tại khu vực chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc đã lắp đặt giàn khoan cùng với nhiều tàu hộ tống sâu trong vùng thềm lục địa của Việt
Theo ông Trần Duy Hải, Trung Quốc đã triển khai nhiều tàu các loại, lúc cao điểm là 80 chiếc, bao gồm 7 tàu quân sự, 33 tàu cảnh sát biển, hải giám và kiểm ngư cũng như các tàu vận tải và tàu cá. Hơn nữa, hàng chục máy bay Trung Quốc đã hoạt động tại khu vực này. Một đội tàu cá được vũ trang và tàu quân sự đang lảng vảng cách đảo Lý Sơn của Việt
Các quan chức Việt Nam đã khẳng định rằng hành động xâm phạm phi pháp vùng biển Việt Nam bởi giàn khoan và các tàu Trung Quốc và sự hiếu chiến của họ đối với các tàu Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và quốc tế. Những hành động này cũng đã vi phạm thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về DOC tại Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán tại vùng đặc khu kinh tế và thềm lục địa của mình phù hộp với UNCLOS 1982.
Mỹ cũng đã chỉ trích hành động của Bắc Kinh. Vụ tranh chấp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama đi thăm châu Á để nhấn mạnh cam kết của mình với các đồng minh bao gồm Nhật và Philippines, hai nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, thúc đẩy chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương và cũng đã thăm Hàn Quốc và Malaysia.
Cuối tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Psaki tuyên bố Mỹ quan ngại sâu sắc về cách hành xử nguy hiểm và hăm dọa của các tàu tại khu vực tranh chấp; nhấn mạnh quan điểm của Mỹ rằng sự triển khai giàn khoan của Trung Quốc là khiêu khích và không giúp gì cho an ninh khu vực.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tự mình hành xử một cách thích hợp, tự kiềm chế và giải quyết tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình, ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Những căng thẳng cũng đang diễn ra ở khu vực khác của Biển Đông với việc Trung Quốc yêu cầu Philippines trả tự do cho tàu đánh cá và các ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ ngày thứ ba tuần trước ngoài bãi Trăng khuyết, quần đảo Trường Sa. Philippines gần đây đã kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế tại La Haye, Hà Lan liên quan tranh chấp Biển Đông.
Biển Đông là tuyến hàng hải vận chuyển hàng hóa có giá trị hàng ngàn tỷ USD thương mại quốc tế và là nơi giàu trữ lượng dầu khí và hải sản. Biển Đông cũng là tuyến đường biển huyết mạch không chỉ với Việt Nam, Philippines, Malaysia mà còn đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ./.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin