Đài Tiếng nói nước Nga ngày 22/4 dẫn lời Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự đoán của Ukraine, ông Rostislav Ishchenko nhận định rằng, mục tiêu chuyến thăm Ukraine dài 2 ngày của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden là để tìm kiếm khả năng Mỹ có thể “êm thấm” rút khỏi Ukraine mà không mất đi thể diện, và làm cách nào để chính quyền Kiev có thể thực thi trách nhiệm của mình, không phải
Đài Tiếng nói nước Nga ngày 22/4 dẫn lời Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự đoán của Ukraine, ông Rostislav Ishchenko nhận định rằng, mục tiêu chuyến thăm Ukraine dài 2 ngày của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden là để tìm kiếm khả năng Mỹ có thể “êm thấm” rút khỏi Ukraine mà không mất đi thể diện, và làm cách nào để chính quyền Kiev có thể thực thi trách nhiệm của mình, không phải để bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Ukraine, mà để giúp che đậy cho sự rút lui này.
Mục đích của chuyến thăm
Ngày 22/4, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có mặt tại thủ đô Kiev đã có các cuộc hội đàm với Tổng thống lâm thời Ukraine và quyền Thủ tướng nước này, nhằm công bố các biện pháp giúp đỡ Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và năng lượng.
Ông Joe Biden tuyên bố Mỹ sẵn sàng sát cánh cùng
Trước đó, phát biểu trước các nghị sỹ Quốc hội
Ông Rostislav Ishchenko cho biết: “Vấn đề chính của chính quyền
Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại và các sáng kiến của Nga, bà Veronika Krasheninnikova, sau khi nhắc đến chuyến thăm Kiev của Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan (với một cái tên giả) cách đây hơn 1 tuần, đã đưa ra nhận định, việc liên tục diễn ra các chuyến thăm của các quan chức cấp cao người Mỹ tới Ukraine cũng như những cuộc điện đàm giữa Kiev và Washington cho thấy những gì đang xảy ra ở Kiev vẫn thu hút sự quan tâm lớn của Mỹ, đồng thời cũng là minh chứng cho thấy chính quyền “tự phong” ở Kiev thiếu độc lập và đang phải phụ thuộc vào Washington.
Tuy nhiên, bà Veronika Krasheninnikova cũng bày tỏ hy vọng, lần này ông Joe Biden sẽ mang tới Ukraine những áp lực cần thiết, đủ để buộc chính quyền Kiev phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận Geneva, dù rằng đó là điều “khó có thể xảy ra”.
Còn theo giới truyền thông, mục đích chính của chuyến thăm là để "bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ" đối với chính phủ tạm quyền tại Kiev và “hạ nhiệt” tình hình căng thẳng đang leo thang tại khu vực miền Đông Ukraine.
Cái giá của “nền dân chủ Mỹ” ở
Theo trang Nước Nga ngày nay (RT) ngày 22/4, trong một buổi phỏng vấn với hãng tin CNN, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á Âu Victoria Nuland xác nhận, kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991, Mỹ đã chi 5 tỉ USD cho Kiev để “hỗ trợ cho những khát vọng của người dân Ukraine về một chính phủ mạnh mẽ hơn, dân chủ hơn”.
Cách đây vài tháng, xuất hiện trước những người biểu tình ở trung tâm thủ đô Kiev với những ổ bánh mỳ và bánh quy, bà Nuland tuyên bố, Chính phủ Mỹ sử dụng tiền để hỗ trợ cho “quá trình dân chủ” tại Ukraine, nhưng dường như, tính đến thời điểm này, bà Nuland nói riêng và nước Mỹ nói chung chưa thực hiện được điều cụ thể nào giống như trong những tuyên bố “hùng hồn” của mình.
Rồi khi nhắc đến những gì đang diễn ra ở Ukraine, bà Nuland lại chối rằng, Nhà Trắng “chắc chắn không dùng tiền để hỗ trợ Maidan” và mô tả các cuộc biểu tình ở Kiev là “phong trào tự phát”.
Theo giới truyền thông, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tới
Vị trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng cho rằng, việc người biểu tình chiếm các tòa nhà chính quyền ở Kiev lúc trước là do họ có “đầy đủ những sự cho phép cần thiết” và những gì đang diễn ra ở miền Đông không thể so sánh với việc này được: “Không thể so sánh tình hình ở Kiev với những gì đang diễn ra ở miền Đông Ukraine”.
Bà nhấn mạnh, tại Kiev “mọi thứ vẫn nằm dưới tầm kiểm soát của người biểu tình vì họ có “giấy phép”, hoặc họ đã được Chính phủ cho phép và đã tham vấn Quốc hội, hoặc họ đã “làm việc” với chủ nhân các tòa nhà”.
Ngoài ra, bà Nuland còn cho rằng,
Trước đó, ngày 21/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, Mỹ phải chịu trách nhiệm đối với những người mà họ đã trao cho quyền lực hiện nay ở Kiev thay vì việc đưa ra những tối hậu thư với Moskva. Ông Lavrov cho biết: “Các nhà chức trách
Cùng ngày, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã hối thúc Washington “gây sức ép để Kiev ngăn chặn những “cái đầu nóng” kích động một cuộc xung đột đẫm máu cũng như khuyến khích chính quyền Ukraine tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết của họ” và trong một cuộc điện đàm khác với người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier, ông Lavrov đã “nhấn mạnh sự cần thiết của việc chính quyền Kiev thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các điểm của tuyên bố Geneva”.
Nhận định của cộng đồng quốc tế
Theo giới phân tích, chiến lược mới nhằm cô lập Nga mà Mỹ đang nghiên cứu sẽ không những không mang lại hiệu quả nào, mà còn có thể đẩy
Theo một bài báo được đăng tải trên tờ The New York Times, tác giả Peter Baker đã tiết lộ phiên bản mới của chiến lược kiềm tỏa kiểu Chiến tranh Lạnh mà Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các cộng sự tại Nhà Trắng đang thực hiện.
Nói cách khác, theo Peter Baker, ông Obama đang cố gắng lặp lại chiến lược của nhà ngoại giao Mỹ George Kennan đưa ra năm 1947: Kiềm tỏa, ngăn chặn Liên Xô, tức là:
Tập trung cô lập nước Nga dưới thời Putin thông qua việc cắt đứt các liên hệ kinh tế, chính trị của Moskva với thế giới bên ngoài; hạn chế việc Nga mở rộng ảnh hưởng ra các nước láng giềng, đẩy Nga trở thành một nước “bị bỏ rơi”.
Tuy nhiên, giới phân tích cho biết, họ chưa nhìn thấy tương lai nào cho chiến lược. Việc cố gắng cô lập Nga có thể sẽ khiến
Theo CAND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin