
Ngày 28/12/2013, Tân Hoa xã đưa tin, hơn 500 đại biểu Hội đồng nhân dân tại tỉnh Hồ Nam, đã bị bãi nhiệm, sa thải hoặc từ chức vì dính líu tới việc đưa và nhận hối lộ để gian lận kết quả bầu cử.
Ngày 28/12/2013, Tân Hoa xã đưa tin, hơn 500 đại biểu Hội đồng nhân dân tại tỉnh Hồ Nam, đã bị bãi nhiệm, sa thải hoặc từ chức vì dính líu tới việc đưa và nhận hối lộ để gian lận kết quả bầu cử.
Trước đó (25/12/2013), Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố kế hoạch chống tham nhũng trong 5 năm tới (2013-2017), trong đó nhận định tham nhũng vẫn đang sinh sôi nảy nở và ngày càng phức tạp ở nước này.
Một số chuyên gia Trung Quốc nhận xét, kế hoạch chống tham nhũng lần này khiến các quan chức không dám, không thể và không dễ phạm tội tham nhũng.
Những con số đáng chú ý
Theo kết quả điều tra ban đầu, 56 đại biểu trúng cử Hội đồng tỉnh Hồ Nam đã hối lộ 518 đại biểu thành phố và 68 quan chức khác để làm sai lệch kết quả bầu cử. Tổng số tiền hối lộ lên tới 110 triệu NDT (hơn 18 triệu USD). 56 đại biểu trúng cử kể trên đã bị bãi nhiệm trong phiên họp toàn thể Hội đồng nhân dân tỉnh Hồ
Ngoài ra, 5 đại biểu khác của Hội đồng tỉnh Hồ Nam tuy không hối lộ nhưng cũng bị miễn nhiệm vì thiếu trách nhiệm nghiêm trọng, còn 512 đại biểu nhận hối lộ đã nộp đơn từ nhiệm. Trước đó, 6 đại biểu nhận hối lộ đã bị điều chuyển khỏi thành phố và bị cách chức.
Ngày 18/11/2013, Ủy ban kiểm tra và kỷ luật Trung ương cho biết, đã có tổng cộng 16.699 quan chức bị phạt vì vi phạm những quy định về tiết kiệm.
Theo thống kê, từ giữa tháng 12/2012 đến tháng 9/2013 đã có hơn 4.800 trường hợp quan chức sử dụng xe công cho mục đích cá nhân hoặc mua xe quá sang trọng. Được biết, chi phí mua và bảo trì xe công hằng năm ở Trung Quốc lên tới 5,92 tỉ NDT, trong đó chỉ có 1/3 được dùng mua xe, còn lại dùng vào các khoản xăng dầu, bảo quản xe và trả lương cho tài xế.
Theo Tân Hoa xã, trong 9 tháng đầu năm 2013 có khoảng 108.000 quan chức nhà nước bị kỷ luật vì tham nhũng, trong đó có hơn chục cán bộ từ cấp thứ trưởng trở nên bị điều tra. Từ tháng 8/2013, Ủy ban kiểm tra và kỷ luật Trung ương đã xây dựng chế độ báo cáo hàng tháng về thực hiện tinh thần "Quy định 8 điểm" tại các tỉnh thành, địa phương và đã có 60 cơ quan trung ương và chính phủ thực hiện chế độ này.
Theo số liệu của Ủy ban kiểm tra và kỷ luật Trung ương cho biết, kể từ khi "Quy định 8 điểm" của Trung ương đi vào thực hiện (từ đầu tháng 12/2012 đến cuối tháng 11/2013), đã phát hiện tổng cộng 21.149 trường hợp vi phạm, xử lý 25.855 người, trong đó kỷ luật về mặt đảng và chính quyền đối với 6.247 cán bộ đảng viên.
Trong số các trường hợp cán bộ đảng viên bị xử lý, có 1 trường hợp cán bộ cấp tỉnh, 33 trường hợp cán bộ cấp sở và địa khu, 356 trường hợp cán bộ cấp huyện, phòng, 5.857 trường hợp cán bộ cấp xã. Vi phạm phổ biến nhất (chiếm 58%) là nhận và biếu quà, tham gia các hoạt động ăn uống, giải trí, làm đẹp bằng tiền công quỹ, vi phạm kỷ luật công tác, thiếu tinh thần làm việc…
Quyết tâm chống tham nhũng
Theo kế hoạch chống tham nhũng trong 5 năm tới, Trung Quốc cam kết thiết lập hệ thống trừng trị và ngăn chặn tham nhũng triệt để bởi nếu không xử lý tận gốc vấn nạn tham nhũng thì Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bị diệt vong.
Kế hoạch này yêu cầu phải điều tra và xử lý thật nghiêm khắc mọi trường hợp vi phạm, không kể chức vụ và địa vị để răn đe những người khác. Kế hoạch này được thông qua từ hồi tháng 8, nhưng ngày 25/12/2013 mới công bố.
Theo quy định chống lãng phí ban hành ngày 25/11/2013, sẽ bãi bỏ hoàn toàn những xe có công dụng đưa đón thông thường, chỉ giữ lại những xe công thật sự cần thiết như thực thi pháp luật, sử dụng trong các dịch vụ khẩn cấp và các mục đích khác theo quy định của Chính phủ.
Trước mắt, quan chức địa phương phải chọn phương tiện giao thông công cộng đi làm và sẽ được trợ cấp chi phí đi lại tương ứng. Dán nhãn xe công, cung cấp đường dây nóng để người dân nhận diện và tố cáo “tệ nạn lạm dụng xe công” đang trở thành xu hướng chống tham nhũng trong chính quyền các địa phương.
Mạnh tay với quan tham
Theo Tân Hoa xã, Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh vừa bị cách chức vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật”.
Ông Lý Đông Sinh là một trong 9 thứ trưởng Bộ Công an, là Phó bí thứ đảng bộ Bộ Công an, là cán bộ cao cấp mới nhất rơi vào tầm ngắm của chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình phát động. Ngày 27/12/2013, Ủy ban Kiểm tra và kỷ luật Trung ương cho biết, đang điều tra Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế thuộc Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Dương Cương với cáo buộc vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.
Ông Lý Đông Sinh (trái), và ông Dương Cương.
Trước đó (25/12/2013), trang web của Ủy ban Kiểm tra và kỷ luật Trung ương cũng công bố danh tính 4 quan chức tham nhũng, trong đó có Võ Hán Lâm, cựu quan chức của Ủy ban kiểm tra và kỷ luật thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, đã nhận hối lộ hơn 10 triệu NDT (1,64 triệu USD) trong năm 2012. Quan chức tỉnh Quý Châu Đường Xuân Cương đã bị tuyên án 12 năm tù do nhận hối lộ 4,93 triệu NDT (812.000USD).
Chu Minh Nghĩa, cựu quan chức tỉnh Hắc Long Giang, bị xử 10 năm vì nhận 600.000NDT (98.800USD) và Khương Vĩ, quan chức ở tỉnh An Huy, đã bị cách chức và tước đảng tịch sau khi bị tố cáo nhận hối lộ từ các doanh nghiệp địa phương. Ngày 27/11/2013, Phó Tỉnh trưởng Hồ Bắc Quách Hữu Minh bị điều tra do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc đã có kết quả đáng lưu ý khi chỉ trong quý 1/2013, có gần 3.700 vụ tham nhũng liên quan với số tiền 87,5 triệu USD, trong số đó có không ít tài sản ở nước ngoài của quan tham. Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phản ánh tình trạng nhiều quan chức cao cấp thường xuyên lui tới các điểm ăn nhậu tư nhân xa xỉ ở Bắc Kinh, chi tiêu lãng phí công quỹ.
Ngày 8/12/2013, Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định cấm sử dụng các sản phẩm chế biến từ vi cá mập, tổ yến, động vật hoang dã trong các tiệc chiêu đãi bằng tiền quỹ công. Thuốc lá và các loại rượu đắt tiền cũng bị cấm phục vụ. Quy định chỉ cho phép chính quyền địa phương tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi nếu cần thiết khi đón khách.
Quan chức thăm địa phương phải tự lo ăn uống với mức chi phí hợp lý. Bắc Kinh vừa đưa ra chương trình thí điểm yêu cầu các quan chức mới được bổ nhiệm công khai tài sản. Đây là thông tin trên trang web của Ủy ban kiểm tra và kỷ luật Trung ương. Theo đó, quan chức ra nước ngoài bao nhiêu lần, vợ con họ đang làm nghề gì cũng bị buộc phải công khai trong đợt này nhằm chống tình trạng lợi dụng chức vụ để tranh thủ lợi ích cho người thân...
Theo CAND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin