
Trái ngược những tuyên bố mạnh mẽ trước hội nghị, cuộc gặp thượng đỉnh G8 năm nay trong hai ngày 17 – 18-6-2013, tại khu nghỉ dưỡng Lough Erne, Bắc Ai len, đã không đạt được bất cứ một thỏa thuận nào “xứng tầm” với chính cơ chế chiếm tới 50% sản lượng kinh tế toàn cầu.
Đã đến lúc G8 cần thay đổi (ảnh: Getty Image)
Trái ngược những tuyên bố mạnh mẽ trước hội nghị, cuộc gặp thượng đỉnh G8 năm nay trong hai ngày 17 – 18-6-2013, tại khu nghỉ dưỡng Lough Erne, Bắc Ai len, đã không đạt được bất cứ một thỏa thuận nào “xứng tầm” với chính cơ chế chiếm tới 50% sản lượng kinh tế toàn cầu.
Sau hai ngày căng thẳng, kết quả của hội nghị từ tuyên bố “chẳng mất lòng ai” về tình hình Syria theo kiểu: “Chúng tôi cam kết tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng càng sớm càng tốt”, đến lời kêu gọi chung chung về hợp tác nhằm chống trốn thuế bằng cách “chia sẻ” thông tin, v.v. đã khiến những dự báo bi quan trước đó trở thành sự thật.
Thậm chí, có thể do quá kỳ vọng vào một bước đột phá nào đó của hội nghị này mà một số ý kiến còn cho rằng, cơ chế G8 đã lỗi thời và đã đến lúc phải nhường chỗ cho những cơ chế đa phương rộng lớn hơn như G20.
Trước hết, ta hãy thử lý giải về sự bế tắc, nếu không muốn nói là thất bại, của hội nghị G8 lần này.
Hầu hết các chuyên gia phân tích đều cho rằng, mâu thuẫn giữa các thành viên G8 trong cả ba cụm vấn đề chính trong chương trình nghị sự của hội nghị: thương mại, chống trốn thuế và xung đột tại Syria là nguyên nhân chính đã khiến hội nghị G8 lần này không đạt được kết quả như mong đợi. Đúng là trước thềm hội nghị, các thành viên đã công khai những khác biệt trong cách tiếp cận các vấn đề quốc tế cần giải quyết, đặc biệt là cuộc nội chiến tại
Có thể thấy, trong khi Nga kiên quyết bác bỏ bất cứ một chính phủ lâm thời nào mà không có sự tham gia của chính phủ hiện hành Bashar al – Assad; phản đối việc cung cấp vũ khí của phương Tây cho phe nổi dậy; mọi giải pháp đều phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Syria, thì các nước phương Tây lại một mực loại bỏ Tổng thống Bashar al – Assad; và không chấp nhận Nga cung cấp vũ khí cho chính quyền Syria.
Thực sự, tính chất triệt tiêu nhau giữa giải pháp của Nga và của các nước phương Tây đã khiến cho hội nghị rơi vào tình trạng không lối thoát.
Tuy nhiên, trên thực tế, mâu thuẫn giữa các thành viên luôn song hành trong suốt chiều dài tồn tại của G7 và sau này là G8 khi Nga bắt đầu tham dự từ năm 2002, và xét cho cùng, đó cũng là lý do chính để họ đến với hội nghị thượng đỉnh. Vì thế, nguyên nhân chính ở đây phải là thiện chí giải quyết mâu thuẫn cũng như ưu tiên giải quyết vấn đề gì của các thành viên G8.
Trước khi đến Bắc Ailen, các nhà lãnh đạo G8 chắc chắn đã biết Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hạ mức dự báo tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2013 xuống còn 2, 4% (trước đó là 3,3%). Nhiệm vụ tìm kiếm các giải pháp nhằm tháo gỡ tình hình kinh tế bi đát của tất cả các thành viên G8 kéo dài từ năm 2012 lẽ ra phải được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị.
Thế nhưng, G8 đã dành trọn một ngày đầu tiên để tranh cãi về vấn đề Syria, một vấn đề mà nếu đặt cạnh câu chuyện khủng hoảng kinh tế thì khó có thể khẳng định là quan trọng hơn tới mức như vậy. Điều này chỉ ra rằng, các thành viên đến với hội nghị chỉ muốn khẳng định “cái đúng” của mình hơn là tìm giải pháp khắc phục mâu thuẫn.
Khả năng ngày một hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế của G8 cũng có thể coi là nguyên nhân tiếp theo. Rõ ràng, trong vấn đề
Không biết vô tình hay hữu ý mà G8, trước hết là các nước phương Tây, đã bỏ qua một sự thật là bất cứ một hội nghị quốc tế nào về Syria cũng sẽ không đi đến đâu nếu không có sự tham gia đầy đủ của tất cả các lực lượng tham chiến tại đất nước này.
Đối với vấn đề chống trốn thuế hay thúc đẩy thương mại, G8 lại càng tỏ ra không đủ lực khi thiếu sự tham dự của các nền kinh tế mới nổi khác như Trung Quốc, Brazil, v.v. và thậm chí là cả thế giới còn lại.
Chính lời kêu gọi của G8 (trong thông cáo chung) về sự hỗ trợ từ OECD trong việc yêu cầu các tập đoàn kinh tế phải minh bạch thu nhập cũng cho thấy, giờ đây G8 không thể tự quyết được những vấn đề có tính toàn cầu.
Một thực tế nữa là, càng ngày G8 càng bị các cơ chế đa phương khác cạnh tranh dữ dội. Chỉ riêng việc tất cả các thành viên G8 cùng một lúc phải tham gia nhiều cơ chế đa phương cũng phần nào làm giảm đi quyết tâm cũng như sự đầu tư thỏa đáng cho việc tìm kiếm giải pháp ngay tại hội nghị G8 (ngay sau hội nghị G8, Tổng thống Putin đã phải quay về Nga để chủ trì Diễn đàn kinh tế thế giới St. Peterburg lần thứ 17 (SPEF-2013) vào ngày 20-6-2013).
Hay việc Mỹ không nằm trong nhóm 5 đối tác thương mại hàng đầu của Nga cũng phần nào giải thích sự kiên quyết không nhượng bộ của tổng thống Putin trong vấn đề
Một lý do nữa có thể “bào chữa” cho sự bế tắc của hội nghị chính là tính khó giải quyết của các vấn đề trong chương trình nghị sự. Xung đột tại
Nhìn chung, hội nghị G8 2013 cho thấy một loạt những bất cập từ lựa chọn vấn đề cho chương trình nghị sự đến cách thức giải quyết chúng.
Tuy nhiên, kết quả của hội nghị G8 2013 không đồng nghĩa cơ chế này đã không còn hữu dụng nữa. Từ thời điểm G7 ra đời năm 1975 đến nay, cơ chế này vẫn chứng tỏ tính hiệu quả trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các nền công nghiệp hàng đầu thế giới.
G7 đã góp phần quan trọng giúp các nền kinh tế này và cả thế giới dần thoát khỏi khủng hoảng năng lượng, tài chính và cơ cấu vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20. G7 (giờ là G8) cũng chứng tỏ sự thích ứng của mình qua việc bắt đầu mở rộng đối thoại sang các lĩnh vực chính trị, an ninh và văn hóa-xã hội sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Thời điểm hiện tại, cùng với các cơ chế đa phương khác, G8 vẫn giúp các thành viên, đang ngày càng có những khác biệt trong lợi ích quốc gia, có cơ hội đối thoại và phối hợp hành động.
Dẫu vậy, thành tựu đạt được không có nghĩa G8 vẫn mãi giữ được vai trò quan trọng hàng đầu. Hội nghị G8 2013 đã chứng minh rõ ràng cơ chế này đã đến lúc phải thay đổi.
Theo NDĐT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin