Theo trang mạng www. eubusiness.com, Bộ trưởng Tài chính Ðức V.Soi-blơ tuyên bố ủng hộ quyết định của Ủy ban châu Âu nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng cho Pháp.
Theo trang mạng www. eubusiness.com, Bộ trưởng Tài chính Ðức V.Soi-blơ tuyên bố ủng hộ quyết định của Ủy ban châu Âu nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng cho Pháp.
Theo đó, cho phép kéo dài thời hạn thêm hai năm đến năm 2015, để Pháp đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới mức 3% của Liên hiệp châu Âu (EU). Tuy nhiên, một số thành viên trong Chính phủ Ðức, trong đó có Bộ trưởng Kinh tế P.Rô-xlơ đã phê phán quyết định của Ủy ban châu Âu.
Theo dự báo của Ủy ban châu Âu, thâm hụt ngân sách của Pháp trong năm nay sẽ là 3,9% và năm 2014 là 4,2%, trong khi tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 là âm 0,1%. Ông Soi-blơ nhấn mạnh, Hiệp ước ổn định và tăng trưởng của EU cho phép linh hoạt trong quá trình áp dụng quy tắc.
Cùng với Pháp, Tây Ban Nha cũng được gia hạn đến năm 2016 để giảm thâm hụt ngân sách xuống mức dưới 3%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là thách thức lớn đối với Tây Ban Nha bởi thâm hụt ngân sách của nước này có thể lên tới 7% trong năm 2014. Hà Lan cũng được kéo dài thời gian đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, nhưng ở mức độ ngắn hơn.
Ủy ban châu Âu buộc phải gia hạn thời gian giảm thâm hụt ngân sách cho các nước thành viên do suy thoái kinh tế kéo dài ở hàng loạt nước châu Âu và các thành viên đang bất đồng về cách thức, thời gian thực hiện mục tiêu này.
Theo AFP, ngày 5-5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu G.Ba-rô-xô bày tỏ ủng hộ Thủ tướng Ðức A.Méc-ken đang bị các nước thành viên của EU ở Nam Âu phản đối và chỉ trích về các quy định về kỷ luật ngân sách.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho rằng, cuộc khủng hoảng tại EU chính là kết quả của chính sách chi tiêu quá mức, thiếu sức cạnh tranh và hành động thiếu trách nhiệm trên các thị trường tài chính trong EU. Do vậy, mỗi quốc gia trong EU cần quan tâm trực tiếp tới những vấn đề của nước mình để kịp thời giải quyết.
Trong một diễn biến khác, Roi-tơ cùng ngày đưa tin, sau khi EU đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm gây sức ép để Băng-la-đét cải thiện tiêu chuẩn an toàn lao động, Chính phủ nước này kêu gọi EU không trừng phạt ngành dệt may sau vụ sập nhà máy may làm 550 người chết.
Nhờ chính sách miễn thuế của các nước phương tây và nhân công giá rẻ, hàng dệt may của Băng-la-đét đạt kim ngạch xuất khẩu 19 tỷ USD, trong đó 60% xuất sang châu Âu. Bộ Thương mại Băng-la-đét lo ngại, nếu EU siết chặt các điều kiện thương mại sẽ tác động xấu đến kinh tế nước này khiến hàng triệu lao động bị mất việc làm.
Theo NDĐT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin