
Giới chuyên gia Trung Quốc tiết lộ nước này đã thành lập Ban Chủ quyền biển trung ương, trong đó có sự tham gia của quân đội.
Giới chuyên gia Trung Quốc tiết lộ nước này đã thành lập Ban Chủ quyền biển trung ương, trong đó có sự tham gia của quân đội.
Tờ Đô thị phương Nam dẫn lời một chuyên gia giấu tên thuộc Học viện Hành chính quốc gia Trung Quốcnói chính quyền Bắc Kinh đã thành lập một cơ quan cấp cao để duy trì, bảo vệ cái gọi là “quyền và lợi ích biển”.
Mang tên Ban Chủ quyền biển trung ương, cơ quan này gồm có các thành viên thuộc Cục Hải dương quốc gia (SOA), Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và quân đội. Bên cạnh đó, truyền thông Trung Quốc loan tin Cơ quan Ngư chính (thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc) và Cơ quan Hải giám (thuộc SOA) sẽ hợp nhất trong tương lai thành một lực lượng “chấp pháp trên biển”.
Trong thời gian qua, hải giám và ngư chính là 2 nhóm tàu gây nhiều quan ngại trong khu vực khi thường xuyên xuất hiện trong các vùng biển tranh chấp, đặc biệt là liên tục vi phạm chủ quyền của Việt Namđối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
|
Những thay đổi nói trên được cho là nằm trong quá trình tái cơ cấu bộ máy nhà nước diễn ra từ khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11.2012. Quá trình này sẽ tiếp tục qua các kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và Hiệp thương Chính trị Nhân dân (Chính hiệp), vốn có vai trò và hoạt động tương tự Mặt trận Tổ quốc.
Ngay trước kỳ họp tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Chính hiệp Lã Tân Hoa ngày 2.3 lên tiếng cảnh cáo rằng Nhật Bản sẽ “phải lãnh hậu quả nếu gây trở ngại cho việc tuần tra thông thường của tàu Trung Quốc” ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, theo Tân Hoa xã.
Trong một diễn biến khác, Yonhap ngày 3.3 dẫn một số nguồn tin cho hay tàu chiến của Trung Quốc thường tuần tra trong vùng hoạt động của Hải quân Hàn Quốc ở Hoàng Hải mà không thông báo trước.
Thách thức cho giới lãnh đạo mới
Ngày 3.3, kỳ họp thứ nhất khóa 12 Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) khai mạc tại Bắc Kinh và dự kiến kéo dài đến ngày 12.3, theo Tân Hoa xã. Cùng với kỳ họp Quốc hội khai mạc ngày 5.3, đây là 2 sự kiện quan trọng có ý nghĩa kết thúc quá trình chuyển giao lãnh đạo, kiện toàn các vị trí trong bộ máy nhà nước cũng như định hướng chính sách của giàn lãnh đạo mới. Giới chuyên gia nhận định một trong những thách thức lớn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong 5 năm tới là cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Tờ China Daily dẫn lời nhà nghiên cứu David Fouquet thuộc Viện Nghiên cứu châu Á tại Bỉ cho rằng Trung Quốc trước hết nên tập trung làm thế nào để các nước láng giềng và phần còn lại của cộng đồng quốc tế cảm thấy yên tâm về các ý định của nước này. Minh Trung
|
Theo TNO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin