
Trung Quốc vừa thông qua khoản đầu tư nhằm phát triển công nghệ cốt lõi cho các tàu hạt nhân, trong bối cảnh có nhiều phỏng đoán về kế hoạch đóng tàu sân bay hạt nhân của Bắc Kinh.
Trung Quốc vừa thông qua khoản đầu tư nhằm phát triển công nghệ cốt lõi cho các tàu hạt nhân, trong bối cảnh có nhiều phỏng đoán về kế hoạch đóng tàu sân bay hạt nhân của Bắc Kinh.
|
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: CNS
|
China Daily dẫn tuyên bố của Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, một trong hai tập đoàn đóng tàu lớn của nước này, vừa cho biết một viện nghiên cứu của công ty đã được nhà nước phê duyệt và tài trợ để bắt đầu nghiên cứu về công nghệ cối lõi và sự an toàn cho các tàu hạt nhân. Công ty này không đưa thêm thông tin chi tiết về dự án.
"Trong tương quan với các tàu sử dụng động cơ đẩy truyền thống, các tàu hạt nhân có thể đi xa hơn và có độ tin cậy cao hơn, đây là các yếu tố khiến các tàu này trở thành một lựa chọn hợp lý cho những chuyến hành trình khám phá địa cực", Du Wenlong, một nghiên cứu sinh cấp cao tại Viện Khoa học Quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho hay.
Giới quan sát quân sự Trung Quốc liên hệ tuyên bố của tập đoàn đóng tàu với những phỏng đoán đang lan truyền rộng rãi rằng Bắc Kinh có kế hoạch đóng tàu sân bay hạt nhân. Li Je, một giảng viên Viện nghiên cứu Hải quân học của PLA cho biết nhiều khả năng nước này sẽ lắp đặt các lò phản ứng hạt nhân vào tàu sân bay tiếp theo.
"Chúng ta có thể điều khiển được những công nghệ thiết yếu nhất để đóng một tàu sân bay hạt nhân", ông cho biết và nói thêm rằng một số vấn đề kỹ thuật vẫn cần được giải quyết.
Trung Quốc cách đây không lâu ra mắt tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh, được tân trang lại từ tàu Varyag mua lại của Ukraina.
Hải quân Mỹ hiện có 10 tàu sân bay hạt nhân, sau khi tàu USS Enterprise "về hưu" hồi tháng 12 năm ngoái. Tàu sân bay hạt nhân duy nhất còn hoạt động không phải của Mỹ là tàu Charles de Gaulle của Pháp, cũng là tàu nổi hạt nhân đầu tiên của nước này.
Theo VnExpress
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin