Với 141 nhà báo bị giết tại 29 quốc gia, trong đó tử địa lớn nhất là Syria, 2012 trở thành năm nguy hiểm nhất đối với các phóng viên trên toàn thế giới.
Với 141 nhà báo bị giết tại 29 quốc gia, trong đó tử địa lớn nhất là Syria, 2012 trở thành năm nguy hiểm nhất đối với các phóng viên trên toàn thế giới.
Theo Press Emblem Campaign (PEC) trụ sở tại Thụy Sỹ, tổ chức hoạt động mạnh mẽ nhằm bảo vệ tính mạng các nhà báo cho biết, số phóng viên bị giết trong năm 2012, tăng tới 31% so với năm hỗn loạn 2011.
Phóng viên tác nghiệp nơi "tử địa" Syria. |
Riêng Syria, có tới 37 nhà báo bị giết, trong đó 13 người làm việc cho các kênh truyền thông quốc tế. Ngoài ra, 4 nhà báo nước ngoài khác đang bị bắt giữ hoặc mất tích bao gồm một phóng viên người Ukraina, một người Jordan gốc Palestine và 2 phóng viên người Mỹ trong đó có một người làm việc cho hãng thông tấn AFP của Pháp.
Song song với diễn biến tồi tệ ở Syria, tình hình ở Somalia cũng xấu đi đang kể trong năm qua, với 19 nhà báo bị giết. Xếp ngay sau Somalia là 3 nước thuộc châu Mỹ Latinh bao gồm Mexico với 11 phóng viên bị giết, Brazil 11 người và Honduras với 6 người. Đông Nam Á cũng có một quốc gia góp mặt trong danh sách tử địa của PEC là Philippines với 6 phóng viên bị giết. Ấn Độ và Bangladesh đứng ngay sau với 8 nhà báo chia đều cho cả 2 nước.
Từ lâu, nghề báo bị liệt vào danh sách những nghề nguy hiểm nhất thế giới nhưng chưa khi nào tính mạng các phóng viên bị đe dọa nhiều như năm 2012. Điều này đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm an toàn cho các nhà báo, những người sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cung cấp cho thế giới những thông tin quan trọng hay vạch mặt những âm mưu đen tối đang hoành hành.
PV (theo Info Net)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin