Ngày 16-8, người dân Bắc Kinh đã tập trung biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản ở thành phố này để yêu cầu thả 14 công dân Trung Quốc bị Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ hôm 15-8 trên quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku) trên biển Hoa Đông. Trong khi đó, tại Seoul, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố mong muốn “cải thiện hơn nữa quan hệ song phương với Nhật
Ngày 16-8, người dân Bắc Kinh đã tập trung biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản ở thành phố này để yêu cầu thả 14 công dân Trung Quốc bị Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ hôm 15-8 trên quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku) trên biển Hoa Đông. Trong khi đó, tại Seoul, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố mong muốn “cải thiện hơn nữa quan hệ song phương với Nhật Bản, nhưng vẫn thẳng thắn nhìn vào lịch sử”.
Nhật Bản: LDP kêu gọi đưa người lên đảo
Theo AFP, ngày 16-8, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng hơn xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Người biểu tình Trung Quốc yêu cầu phía Nhật Bản thả các công dân Trung Quốc bảo vệ quần đảo Điếu Ngư ngay lập tức và vô điều kiện, đồng thời coi hành động bắt người này của Nhật Bản là phạm pháp.
Cùng ngày, theo Kyodo, giới chức Nhật Bản đã quyết định không truy tố 14 nhà hoạt động người Trung Quốc và trao những người này cho cơ quan nhập cư, có thể vào ngày 17-8.
Phản ứng trước quyết định trên, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập lớn nhất ở Nhật Bản đã chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda về việc xử lý vì cho rằng vụ đổ bộ và việc bắt giữ những người đổ bộ lên đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku là “rất nghiêm trọng” và yêu cầu chính phủ phản đối Trung Quốc “một cách kiên quyết”. LDP kêu gọi chính phủ công bố băng ghi hình về vụ việc này để “mọi việc rõ ràng” và triệu tập cuộc họp quốc hội để thảo luận vụ việc. LDP cũng kêu gọi có biện pháp quản lý các hòn đảo không người một cách ổn định, như đưa người lên đảo và quốc hữu hóa các hòn đảo.
Một trong những nhà hoạt động Trung Quốc bị phía Nhật Bản bắt ngay sau khi đặt chân lên đảo Senkaku. |
Trước đó, 5 trong số 14 người đặt chân lên đảo bị Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ đã được đưa tới thủ phủ Naha, tỉnh Okinawa để phục vụ công tác điều tra. Cả 5 nhà hoạt động này đều bác bỏ cáo buộc “xâm phạm trái phép lãnh thổ Nhật Bản”, đồng thời khẳng định “quần đảo Điếu Ngư thuộc lãnh thổ Trung Quốc”.
Hàn Quốc: Tập trận bảo vệ đảo
Ngày 16-8, trước tình hình tranh chấp chủ quyền đảo mà Hàn Quốc gọi là Dokdo còn Nhật Bản gọi là Takeshima không có lối ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai Young cho biết Hàn Quốc mong muốn “cải thiện hơn nữa quan hệ song phương với Nhật Bản nhưng không bao giờ thỏa hiệp về các vấn đề liên quan đến lịch sử”. Ngày 15-8, 2 thành viên của nội các Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã đến thăm đền thờ Yasukuni nhằm đáp trả việc Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đến thăm quần đảo tranh chấp.
Quan hệ Nhật Bản và Nga được dự báo có khả năng căng thẳng khi ngày 25-8 tới, 2 trong số các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ đến thăm vùng lãnh thổ đang có tranh chấp với Nhật Bản ngoài khơi đảo Hokkaido. |
Được hỏi về những tranh chấp lịch sử chưa giải quyết xong giữa Seoul và Tokyo, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tuyên bố Mỹ không đứng về nước nào và khuyến khích hai nước đồng minh của mình “cùng tìm cách giải quyết”.
Đối với căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, bà Victoria Nuland kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản nỗ lực để giải quyết cuộc tranh chấp thông qua các biện pháp ngoại giao, đồng thời cho rằng các hành động khiêu khích không có lợi cho giải pháp này, ngụ ý Mỹ coi việc các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên đảo trên bất chấp cảnh báo của Tokyo là hành động gây rắc rối. Bà Nuland cũng tái khẳng định lập trường của Mỹ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ này.
Tuy nhiên, trước đó các quan chức ngoại giao Mỹ khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ ký năm 1960.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin