Trên tờ Japan Times ngày 30.7, tác giả Michael Richardson thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á có bài viết về cách hành xử của Trung Quốc trên biển Đông với tựa đề “Ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc”.
Trên tờ Japan Times ngày 30.7, tác giả Michael Richardson thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á có bài viết về cách hành xử của Trung Quốc trên biển Đông với tựa đề “Ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc”.
Lính Mỹ và Philippines tập trận chung tháng 5.2012.
Tác giả Michael Richardson viết: “Những hành động gần đây của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền và các hình thức quyền tài phán trên 80% diện tích biển Đông đã nói lên nhiều hơn cả những lời nhẹ nhàng mà họ vẫn lặp đi lặp lại rằng họ không tìm kiếm quyền bá chủ”.
Tác giả điểm lại hàng loạt hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian qua, từ việc mời thầu quốc tế trong 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đưa 30 tàu cá ra biển Đông có tàu tuần tra 3.000 tấn hộ tống, ra tuyên bố rằng tàu hải quân và tàu tuần tra biển của Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu...
Tác giả cũng cho rằng “Trung Quốc đã lợi dụng cái mà họ cho là điểm yếu của ASEAN, Mỹ, Nhật Bản để thúc đẩy cơ chế kiểm soát của họ về phía nam và lấn sâu hơn bao giờ hết về trung tâm hàng hải của Đông Nam Á”. “Thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc tuyên bố thành lập - chỉ gồm đảo Phú Lâm rộng 13 kilômét vuông, với 2 triệu kilômét vuông mặt nước, đem lại cho Trung Quốc quyền hành với tất cả nguồn lợi thủy sản, năng lượng và khoáng sản trong vùng biển.
Sau một thời gian dài củng cố quân sự những năm qua, Trung Quốc đang bắt tay vào giai đoạn dùng sức mạnh cơ bắp để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ, chẳng hạn như đưa tàu cá với tàu hộ tống bán quân sự ra biển Đông, hay các đề xuất vũ trang cho ngư dân của các quan chức Trung Quốc. “Đó là ngoại giao pháo hạm mang đặc điểm Trung Quốc” - tác giả khẳng định.
Tờ Inquirer của Philippines ngày 30.7 cũng tố cáo các hành động leo thang của Trung Quốc trên biển Đông. Tờ báo cho biết, từ tháng 4 khi xảy ra đối đầu ở bãi cạn Scarborough tới nay, không tuần nào mà không có các hành động xâm lược ngày càng mở rộng của tàu Trung Quốc trên biển Đông. “Tàu thuyền đi qua tuyến đường thương mại chiến lược này tới Đông Á không ngạc nhiên khi đối đầu với các đội tàu nhỏ có tàu chiến của Trung Quốc hộ tống”.
Philippines tố cáo trong thời gian 20 tàu cá lớn của Trung Quốc neo đậu gần đảo Pasaga (đảo Thị Tứ) thuộc quần đảo Trường Sa hiện do Philippines kiểm soát, các tàu của Trung Quốc đã sử dụng tời và cần trục vơ vét san hô sống, rùa biển và các hải sản khác ở vùng biển quanh đảo này, trước khi rời đi hôm 28.7.
Các quan chức thành phố Kalayaan (đơn vị quản lý đảo Pasaga - Thị Tứ) cho rằng đội tàu cá Trung Quốc xuất phát từ Hoàng Sa và là một phần trong chương trình khai thác cá do Chính phủ Trung Quốc bảo trợ, có tàu ngư chính vũ trang và tàu khu trục bảo vệ. Trên thực tế, tờ báo viết, “Trung Quốc đang dùng đội tàu cá của họ như là đội quân cướp bóc bất ngờ để chiếm hữu các nguồn tài nguyên trong các vùng lãnh thổ tranh chấp”.
Thị trưởng Kalayaan - ông Eugenio Bito-onon - nói rằng, “Trung Quốc chọn neo đậu tàu cá ở đảo Pasaga, bởi họ sẽ không an toàn ở phía kia của tuyến đường: Đối diện là đảo Song Tử Tây của Việt Nam và trên đó họ đặt canon chĩa ra biển”. Báo Inquirer bình luận, ông thị trưởng đã chỉ ra một cách phòng thủ hiệu quả với sự xâm nhập của Trung Quốc vào lãnh thổ Philippines để chiếm tài nguyên.
Theo LĐO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin