Nhận số tiền thưởng 4,6 tỷ đồng từ giải "Nobel xanh", anh Thái cho biết, anh không để lại chi tiêu cá nhân mà tài trợ toàn bộ số tiền này cho công tác bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.
Nhận số tiền thưởng 4,6 tỷ đồng từ giải "Nobel xanh", anh Thái cho biết, anh không để lại chi tiêu cá nhân mà tài trợ toàn bộ số tiền này cho công tác bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.
Anh Nguyễn Văn Thái được ví như "người rừng" vì 17 năm qua gắn bó với rừng già Cúc Phương để bảo tồn động vật hoang dã. |
Cậu bé chăn trâu mơ thành kiểm lâm
Hẹn mãi, cuối cùng tôi cũng được anh Nguyễn Văn Thái (SN 1982, xã Văn Phương, huyện Nho Quan, Ninh Bình) sắp xếp thời gian để gặp. Người "Anh hùng của động vật hoang dã" rất bận bởi anh phải đi khắp nơi để cứu hộ, bảo tồn, chăm sóc các cá thể động vật bị buôn bán, bẫy bắt…
Ngồi trò chuyện dưới tán rừng già Cúc Phương, anh Thái bảo: "Chắc có lẽ cả cuộc đời này mình sẽ chỉ gắn bó với nơi đây. Đi đâu cũng rất nhớ từng gốc cây, ngọn cỏ, con thú. Chúng như những người thân mà mình đã gắn bó biết bao năm qua. Vì chúng mà mình cũng đã đổ mồi hôi, nước mắt và biết bao cố gắng không ngừng nghỉ".
Sinh ra bên tán rừng già Cúc Phương, ngày nhỏ Thái thường theo chân mẹ đến làm việc tại vườn quốc gia. Tình yêu thiên thiên, yêu động vật trong anh cũng từ đó mà trỗi dậy. Mỗi lúc chăn trâu bên bìa rừng, Thái luôn nghĩ, trong khu rừng là cả thế giới, cây cối, chim thú cùng nhau sinh tồn tạo nên quần thể bao la hùng vĩ.
Ngày đó, mỗi lần thấy cảnh người dân vào rừng chặt hạ cây lấy gỗ, về làm củi, trong lòng Thái lại thấy xót xa. Anh thương những tán cây rừng đang xanh tốt bỗng trở nên khô héo, lụi tàn. Nơi những gốc cây sinh sống chỉ còn lại đống tro tàn. Rừng xanh vì thế cứ lùi xa con người, chim thú cũng từ đó mà biến đi đâu mất.
Anh Thái nhớ lại: "Ám ảnh với tôi lúc đó nhất ngoài những cây rừng bị con người chặt hạ còn là những con động vật hoang dã bị bẫy bắt và giết thịt. Tiếng kêu la thảm thiết của chúng làm tôi day dứt đến bây giờ mãi không nguôi".
Cũng vì thế mà sau khi tốt nghiệp cấp 3, Thái quyết tâm thi đỗ vào trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, với mong muốn trở thành kiểm lâm để sau này góp sức mình vào công cuộc bảo vệ rừng xanh. "Khi đó mình chỉ mong muốn lớn thật nhanh, học thật nhanh để trở thành kiểm lâm, đem sức lực của mình để bảo vệ rừng, bảo vệ động vật. Bảo vệ chúng chính là bảo vệ cho chính mình, tương lai của tất cả mọi người", anh Thái bộc bạch.
Từ chối nhiều tổ chức nước ngoài để trở về Việt Nam cống hiến
Năm 2005, tân sinh viên Nguyễn Văn Thái ra trường, anh được nhận vào làm nhân viên của Trung Tâm bảo tồn động vật hoang dã tại vườn quốc gia Cúc Phương. Từ đó, Thái "bén duyên" với công tác bảo tồn động vật hoang dã. Anh làm việc, nghiên cứu say sưa không ngừng nghỉ và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Học xong Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, anh Thái tham gia công tác bảo tồn động vật hoang dã tại vườn quốc gia Cúc Phương, được các chuyên gia ví như "viên ngọc thô" cần được mài giũa cho phát sáng.
Anh được các chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã đánh giá như là "viên ngọc sáng" dưới tán rừng già Cúc Phương. Mọi người nhận ra trong Thái lòng đam mê, sự nhiệt huyết thực thụ với tình yêu động vật vô bờ bến.
Những năm sau đó, "viên ngọc thô" Nguyễn Văn Thái được ra nước ngoài mài giũa cho sáng. Anh liên tiếp nhận được các xuất học bổng giá trị, được đào tạo thêm nhiều kiến thức về công tác quản lý các loài động vật hoang dã nguy cấp, chuyên sâu về bảo tồn và cứu hộ động vật, hay học quản lý môi trường.
Sau những năm tháng tu nghiệp ở nước ngoài, có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác bảo tồn động vật hoang dã, năm 2014 anh Thái trở về Việt Nam và sáng lập ra Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam. "Học xong, nhiều tổ chức nước ngoài muốn mình ở lại làm việc, nhưng mình mong muốn trở về quê nhà để được cống hiến, giúp cho Việt Nam tốt đẹp hơn", anh Thái nhớ lại.
Là người đặt nền móng cho công tác cứu hộ tê tê từ buôn bán trái phép ở Việt Nam, anh Thái đã sớm xây dựng chiến lược và triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động cứu hộ trực tiếp với các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Từ việc tập trung cứu hộ tê tê, làm việc với các loài thú ăn thịt, và mở rộng ra cứu hộ đa dạng các loài.
Đến nay, anh Thái phối hợp thực hiện cứu hộ thành công nhiều tê tê nhất thế giới với 1.540 cá thể được cứu hộ. Anh cũng trực tiếp cứu hộ 1.888 cá thể động vật hoang dã thuộc 40 loài khác nhau, trong đó khoảng 60% cá thể được tái thả thành công…
Trong công tác bảo vệ rừng và bảo vệ các quần thể động vật hoang dã ngoài tự nhiên, anh Thái đã trực tiếp xây dựng và triển khai sáng kiến thành lập lực lượng bảo vệ rừng chống săn bắt động vật hoang dã, là mô hình đồng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức ngoài công lập.
Năm 2018, với vai trò là Giám đốc Trung tâm động vật hoang dã, anh Thái kết hợp với Ban quản lý VQG Pù Mát (Nghệ An) thành lập Đội chuyên trách Bảo vệ rừng (anti-poaching) đầu tiên của Việt Nam. Từ đó, tất cả các hoạt động săn bắt trái phép và vào rừng trái phép tại VQG Pù Mát giảm đến 80%.
Anh Nguyễn Văn Thái chia sẻ: "Có lẽ cuộc đời đã tạo cho tôi sự may mắn gắn bó với động vật hoang dã để cống hiến. Ngày nào còn sức khỏe tôi sẽ tiếp tục còn cống hiến cho công việc mà mình đang làm".
Ngoài công việc trực tiếp cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, anh Thái còn thúc đẩy công tác bảo tồn ngoại vi của tê tê trên thế giới. Anh trực tiếp tham gia giảng dạy, tập huấn công tác cứu hộ động vật hoang dã, đặc biệt là tê tê cho hàng chục trung tâm cứu hộ ở Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, các nước khác ở Châu Á và Châu Phi…
"Không biết ai đề cử tôi nhận giải "Nobel xanh""
Câu chuyện về Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife), một trong 6 người trên thế giới nhận giải thưởng "Goldman Environmental Prize" không làm nhiều người quá bất ngờ bởi những đóng góp của anh.
Nhưng khi nói đến giải thưởng danh giá này, vị chủ nhân của giải thưởng đến nay vẫn chưa biết rõ ai là người đã đề cử mình. Điều này khiến anh rất bất ngờ khi được vinh danh tại sân chơi lớn nhất thế giới về môi trường (giải được ví như "Nobel xanh").
Người "Anh hùng động vật hoang dã" bất ngờ khi tên mình được xướng lên nhận giải thưởng "Nobel xanh" danh giá cùng 6 người khác trên thế giới. |
"Tôi không hề nộp hồ sơ tham gia giải thưởng. Mọi thứ đến với tôi quá bất ngờ. Có ai đó đã âm thầm đề cử rồi nộp hồ sơ về tôi dự thi, sau đó được hội đồng giám khảo chấm. Tôi không ngờ tên mình lại được vinh danh với giải thưởng và số tiền lớn đến như thế. Những người làm trong lĩnh vực như tôi đều rất mong muốn có được giải thưởng này", anh Thái nói.
Nhận số tiền thưởng 4,6 tỷ đồng từ giải "Nobel xanh", anh Thái cho biết, anh không để lại chi tiêu cá nhân mà tài trợ toàn bộ số tiền này cho công các bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.
"Tôi nhận được giải thưởng lớn rất vinh dự và tự hào, nhưng có được điều đó tôi đã nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của tất cả mọi người. Vì thế, tôi dành toàn bộ số tiền giải thưởng để chung tay bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam", anh Thái chia sẻ thêm.
Chủ nhân giải thưởng "Nobel xanh" cho biết, anh đã, đang và sẽ tiếp tục đấu tranh không ngừng để bảo vệ môi trường và động vật hoang dã. |
Điều mà anh Thái trăn trở nhất hiện nay đó chính là nạn sử dụng động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn còn rất "nóng". Nhiều người vẫn rất ích kỷ xem việc sở hữu cá thể động vật hoang dã nào đó quý hiếm như một chiến tích. Họ không nghĩ đến phải bảo vệ chúng khỏi tuyệt chủng hay đang trên đà sắp tuyệt chủng. Nhiều người vẫn chưa nhận ra gốc rễ của bảo vệ môi trường nên còn thờ ơ, cuối cùng thế hệ tương lai phải lĩnh đủ.
Năm 2017, anh Nguyễn Văn Thái được nhận giải thưởng Anh Hùng của động vật hoang dã "AfA Wildlife Herroes Award" tại hội nghị lần thứ 10 "Asia for Animals" được tổ chức tại Nepal.
Năm 2016, anh là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế "Future For Nature" tổ chức tại Hà Lan (giải thưởng quốc tế giành riêng cho những cá nhân trẻ dưới 35 tuổi đã có những đóng góp xuất sắc cho công tác bảo tồn động vật hoang dã, được trao hàng năm cho 3 cá nhân xuất sắc nhất).
Năm 2014, anh được bầu làm Phó chủ tịch Hội các chuyên gia bảo tồn tê tê thế giới IUCN.
Năm 2012, anh Nguyễn Văn Thái được lựa chọn là một trong 40 nhân vật cho cuốn sách "Wildlife Herroes" (Những Anh hùng của động vật hoang dã) xuất bản tại Mỹ do hai tác giả Julie Scardina và Jeff Flocken.
Theo Thái Bá/Dân Trí
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin