Những ngày tháng tư nắng gió xen lẫn những cơn mưa bất chợt vẫn không làm lay động trái tim của những người con đất liền hướng về biển đảo thân yêu.
(VLO) Những ngày tháng tư nắng gió xen lẫn những cơn mưa bất chợt vẫn không làm lay động trái tim của những người con đất liền hướng về biển đảo thân yêu.
Du khách không tránh khỏi việc rợn người khi tham quan: trại giam Phú Hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình,… |
Du khách không tránh khỏi việc rợn người khi tham quan: trại giam Phú Hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình,… |
Du khách không tránh khỏi việc rợn người khi tham quan: trại giam Phú Hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình,… |
Xem video Clip |
Chúng tôi- những đoàn viên, thanh niên thuộc Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long có chuyến hành trình về với Côn Đảo- một huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để cùng cảm nhận được sự nên thơ, bình yên và lắng đọng với giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc được lưu giữ nơi đây.
Hành trình đến với biển đảo quê hương luôn để lại cho chúng tôi những cảm xúc dạt dào. Dấu chân của chúng tôi in hằn trên những bãi cát trải dài ngút ngàn bên mặt biển xanh ngắt, các điểm tham quan được đầu tư bày bản.
Song, hiếm có nơi nào để lại cho các thành viên trong đoàn những hồi tưởng mạnh mẽ về khúc tráng ca rất đỗi bi hùng của những người chí sĩ yêu nước đến vậy.
Nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh... cho đến những nhà cách mạng nổi tiếng như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... từng bị giam giữ nơi đây. |
Ngày 1/2/1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập Nhà tù Côn Đảo. Chính quyền Pháp thuộc lựa chọn Côn Đảo làm nơi xây dựng ngục tù bởi lẽ nơi đây cách xa đất liền, không có phương tiện lưu thông và quan trọng là người tù không thể trốn thoát.
Hệ thống nhà tù được xây dựng với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp. Trại Bagne 1 (sau đó được đổi thành trại 1, trại Cộng Hòa, trại 2, trại Phú Hải) rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 khám (phòng giam) lớn, 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá.
Những ai có ý định hay hành động phản kháng, chúng sẽ dùng gậy và tra tấn từ bên trên trại giam. |
Trại giam Phú Hải còn có đầy đủ các khu vực như giảng đường, bệnh xá, nhà thờ, nhà bếp, nhà ăn. Tuy nhiên, tất cả đều được dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận. |
“Côn Lôn đi dễ khó về/ Già đi bỏ xác, trai về nắm xương” đã phản ánh sinh động, chân thực về địa ngục trần gian dù đã trải qua hơn 40 năm từ khi bị phơi ra ánh sáng. |
Năm 2013, nhà tù Công Đảo được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. |
Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 người tù mà đa phần là các chiến sĩ yêu nước thuộc nhiều thế hệ người Việt Nam bị giam cầm, tra tấn và hi sinh tại đây.
Xem video clip Nghĩa trang Hàng Dương nơi chôn cất 20.000 chiến sĩ cách mạng. |
Phần mộ Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân- Võ Thị Sáu luôn thu hút rất đông khách đến viếng. |
Bí Thư Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp Kim Ngọc Thân bộc bạch: “Tôi đã đi rất nhiều những địa điểm xinh đẹp của Tổ Quốc, nhưng mỗi lần được quay lại với Côn Đảo lòng tôi lại thấy bồi hồi xúc động. Tôi cảm phục sự hy sinh to lớn của bác, các chú, các cô.
Bên cạnh những chứng tích bi hùng của các chiến sĩ cách mạng, Côn Đảo may mắn được sở hữu khung cảnh thiên nhiên yên bình với cát vàng, biển xanh. |
Trong điều kiện sống tù đài, có lúc bị tra khảo hết sức dã man nhưng họ vẫn nung nấu ý chí kiên định bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm. Chuyến hành trình sẽ là một trải nghiệm đầy ý nghĩa đối với mỗi thành viên của đoàn”.
Hàng năm có rất nhiều du khách cùng các đoàn viên, thanh niên tham gia về nguồn tại đây. |
Không giấu được sự xúc động, Phạm Thị Phương Thảo- Bí thư Đoàn Ủy Đài PTTH Vĩnh Long bày tỏ: “Sau khi tham quan hệ thống nhà tù ở Côn Đảo, tôi rất cảm kích và dành sự tri ơn sâu sắc đối các anh hùng liệt sĩ đã mãi mãi nằm lại trên nơi đây.
Có thể nói, hệ thống những nhà tù này không chỉ là “địa ngục trần gian” mà còn là nơi rèn luyện phẩm chất, ý chí của người chiến sĩ cách mạng để ngày nay trở thành nơi giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các bậc tiền bối cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau”.
Du khách có thể đến thăm Côn Đảo bằng máy bay hoặc tàu cao tốc. |
Xót xa song cũng đầy tự hào bởi những trang sử hào hùng của dân tộc, chúng tôi lại thấy lòng thật bình an khi ngắm khung cảnh yên bình của Côn Đảo rồi lấy làm phấn khởi vì sự phát triển của nơi đây với hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng đang được trùng tu, nhà hàng khách sạn thi nhau mọc lên; tạo “hình hài” một Côn Đảo không chỉ hào hùng trong kháng chiến năm xưa, mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách tìm về cội nguồn cùng tự hào lớp cha, anh ngã xuống vì sự bình an cho đảo ngọc xanh tươi hôm nay.
NGỌC LIỄU (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin