Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Bác Hồ đã có hơn 40 bức thư, bài nói chuyện, bài viết dành quê hương Nghệ An. Trong bức thư cuối cùng ngày 21/7/1969, Người viết: "Nghệ An là một tỉnh có tài nguyên phong phú, nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng. Bác mong đồng bào và đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc".
[links()]
Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Bác Hồ đã có hơn 40 bức thư, bài nói chuyện, bài viết dành quê hương Nghệ An. Trong bức thư cuối cùng ngày 21/7/1969, Người viết: “Nghệ An là một tỉnh có tài nguyên phong phú, nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng. Bác mong đồng bào và đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc”.
Chuyến thăm quê Bác lần này, không chỉ xúc động trước tình cảm yêu kính của nhân dân dành cho Người mà chúng tôi còn cảm nhận sự nỗ lực không ngừng nghỉ của lớp hậu thế đang nối tiếp nhau viết nên trang sử mới theo lời dặn dò của Bác.
Thế hệ trẻ Nghệ An tự hào viết tiếp trang sử vàng cho dân tộc. |
Tự hào viết tiếp trang sử vàng
Nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu cho biết: “Tư tưởng thiết thực, cụ thể của Bác trong cuộc cách mạng của ta là mang lại hạnh phúc, cơm no, áo ấm cho nhân dân. Dân không có cơm no, áo ấm, không được học hành thì không có nghĩa lý gì cả. Cho nên nhân dân mới biết ơn Bác và phấn đấu theo lời kêu gọi của Bác”.
Nghệ An hôm nay, từ miền xuôi lên miền ngược, từ thành thị đến nông thôn đều ghi nhận những bước chuyển mình mạnh mẽ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Nam Đàn- quê hương của Người- đã về đích nông thôn mới với nhiều cách làm mới, sáng tạo và được BCĐ Trung ương lựa chọn là 1 trong 4 huyện của cả nước thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch.
Theo đồng chí Nguyễn Lâm Sơn- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Đàn: “Trong lần về thăm quê, nói chuyện với nhân dân, Bác mong muốn Kim Liên trở thành xã “kiểu mẫu” và Nam Đàn trở thành huyện “kiểu mẫu”.
Người dân Nam Đàn dành cho Bác tình cảm mến yêu và từ tình cảm đó biến thành hành động thôi thúc Đảng bộ và nhân dân Nam Đàn nỗ lực thực hiện mọi nhiệm vụ, tham gia xây dựng quê hương”.
Về Kim Liên tháng 5 này, bên đường cây xanh phủ kín. Những đóa sen bung nở khoe sắc, tỏa hương thơm ngát. Những ngôi nhà khang trang mọc lên, đường ở các khu dân cư được trải nhựa, rộng rãi, sạch sẽ.
Ông Nguyễn Sinh Lạc (xóm Sen 2, xã Kim Liên) dẫn chúng tôi đi một vòng tham quan công trình “Hợp tác xã với Bác Hồ” được khánh thành dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác.
Các hồ sen bắt đầu nở hoa, hàng phượng cũng rực rỡ vào hè. Hợp tác xã có hàng rào, điện chiếu sáng thật tươm tất. Sinh ra và lớn lên tại Kim Liên, là người con của dòng họ Nguyễn Sinh, ông Nguyễn Sinh Lạc vô cùng tự hào được góp sức xây dựng quê hương.
Ông đã đóng góp hơn 70 triệu đồng làm bồn hoa, trồng cây quanh xóm. Ông Lạc chia sẻ: “Là con cháu ở quê Bác, chúng tôi luôn giúp nhau trong đấu tranh chống ngoại xâm và khi hòa bình trở về thì giúp nhau xây dựng quê hương, giữ gìn đạo đức, nề nếp, giáo dục con cái.
Bác đã dặn bà con phải vượt khó, vượt nghèo, bà con đua nhau thực hiện. Ngày thì sản xuất, chiều tối thì ra sân nhà văn hóa tập thể thao, rèn luyện sức khỏe, học hỏi, chia sẻ những gì tốt làm được trong ngày”.
Huyện Yên Thành vừa được công nhận là huyện nông thôn mới trong tháng 5. Là huyện thuần nông, Yên Thành thay đổi từng ngày nhờ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật với những cánh đồng công nghệ cao.
Chúng tôi đến thăm nhà chú Phan Văn Hòa ở xã Vĩnh Thành. Phủ kín bức tường nhà chú là những bằng khen, giấy chứng nhận.
Khi gặp chú, ít ai nghĩ rằng đây là một “ông giám đốc” bởi đôi bàn tay chai sần, chân đi dép cao su và cách nói chuyện chất phác, hồn hậu. Bằng tình yêu cây lúa, thương hiệu “Gạo xứ Nghệ” của người cựu chiến binh lan tỏa ngày một rộng rãi hơn trên thị trường cả trong và ngoài nước, mang lại giá trị kinh tế cao và là niềm tự hào của nông nghiệp xứ Nghệ.
Chú Phan Văn Hòa chia sẻ: “Lời căn dặn của Bác không ngoài mục đích quan tâm đời sống của người dân và xây dựng đất nước.
Thực hiện lời dạy của Người, 16 tuổi tôi tham gia quân đội, khi trở về, trong điều kiện kinh tế khó khăn, tôi tập trung vào học tập, nghiên cứu tạo ra giống lúa mới, đưa vào chế biến sâu hơn, tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội, hướng đến sức khỏe và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Xúc động nhất là khi Bác về thăm Vĩnh Thành, Người đã căn dặn phải tăng cường trồng cây, thủy lợi phát triển nông nghiệp… Ngày nay, người dân đã nỗ lực để phát triển từng ngày theo lời của Bác”.
Gửi niềm tin vào thế hệ trẻ
Chú Phan Văn Hòa (thứ 2 từ phải sang) với giống lúa thảo dược là niềm tự hào của nông nghiệp xứ Nghệ. |
Quyền Bí thư Tỉnh Đoàn Nghệ An Nguyễn Thị Thơm cho biết: “Bác Hồ từng nói “một tấm gương sống có giá trị còn hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Chúng tôi lấy cái cốt lõi ấy để giáo dục thanh niên thông qua làm gương, nêu gương để giáo dục lẫn nhau, xây dựng tấm gương tốt, điển hình trong học tập và làm theo Bác”.
Tại Hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc”, TS. Thái Thanh Quý- Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An- đã nói: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài có giá trị sâu sắc về cả mặt lý luận và thực tiễn, là định hướng quý báu để Đảng và Nhà nước hoạch định và thực hiện quan điểm, chủ trương, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp đổi mới hiện nay…
Bác nói rằng: “Chúng ta chỉ là cái men thôi. Nên được rượu là nhờ cơm nếp. Phải có đông đảo quần chúng tham gia mới thành cách mạng. Nhân sĩ trí thức là thứ men tốt, cần phải kéo về mình”.
Sáng 9/5, chúng tôi đến thăm quê ngoại của Bác là làng Hoàng Trù, nằm trong Khu di tích Kim Liên ngay lúc Tỉnh Đoàn Nghệ An đang tổ chức lễ tuyên dương thanh thiếu nhi tiêu biểu làm theo lời Bác và trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2020.
Quyền Bí thư Tỉnh Đoàn- Nguyễn Thị Thơm nhấn mạnh: “Khắc sâu lời dạy của Người, tuổi trẻ Nghệ An luôn trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, triển khai nhiều phong trào hành động cách mạng có ý nghĩa thiết thực góp phần tham gia phát triển kinh tế- xã hội, chung tay giải quyết những khó khăn của cộng đồng.
Từ những phong trào ấy, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Là một trong 18 gương thanh thiếu nhi tiêu biểu làm theo lời Bác vừa được tuyên dương, em Trần Hải Đăng- Lớp 6A1, Trường THCS Quỳnh Thiện (TX Hoàng Mai) vui mừng nhận bằng khen và đến chụp ảnh trước ngôi nhà tuổi thơ của Bác. Hải Đăng “khoe” một loạt giải thưởng ngoại ngữ mà mình đạt được.
Em cười tươi, chia sẻ: “Sinh thời Bác Hồ rất giỏi ngoại ngữ. Người là tấm gương để chúng em học theo. Hôm nay được tuyên dương tại quê Bác, em rất tự hào nhưng cũng muốn cải thiện mình, phấn đấu nhiều hơn để đóng góp cho quê hương.
Đây là lần thứ 10 em về thăm Kim Liên, qua câu chuyện kể, em thấy cuộc sống của Bác rất giản dị nhưng tư tưởng của Người thật vĩ đại, cao cả”.
Trong bài thơ “Theo chân Bác”, Tố Hữu đã viết: “Tay Bác cầm tay đồng chí trẻ/ Tiến lên! Thời đại giục chân người”.
Người đã đi xa nhưng tình cảm, những bài học tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là động lực thôi thúc thế hệ trẻ tiến mãi, tiến mãi về phía trước, tự hào viết tiếp trang sử vàng, để “Đời sẽ tươi hơn, xây dựng mới… Đi tới, như lòng Bác ước mong”.
Nghệ An hiện có quy mô nền kinh tế xếp thứ 11 của cả nước, thu ngân sách đứng thứ 17. Đến năm 2019, toàn tỉnh có 265/431 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 61,48% số xã, cao hơn bình quân cả nước, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4%. Trong những ngày tháng 5 lịch sử này, theo kết quả công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019, Nghệ An xếp thứ 18/63 tỉnh- thành trong cả nước và dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ, đây cũng là vị trí cao nhất từ trước tới nay của tỉnh Nghệ An. |
(Còn tiếp)
Bài, ảnh: PHƯƠNG THÚY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin