Sau câu chuyện đầy nước mắt về sản phụ ung thư vúgiành giật sự sống cho con, bác sĩ Trần Quốc Khánh đau lòng chỉ ra ung thư vú là kẻ "giết người" đứng số 1 ở nữ giới trong nhóm bệnh lý ung thư.
Sau câu chuyện đầy nước mắt về sản phụ ung thư vúgiành giật sự sống cho con, bác sĩ Trần Quốc Khánh đau lòng chỉ ra ung thư vú là kẻ “giết người” đứng số 1 ở nữ giới trong nhóm bệnh lý ung thư.
Sản phụ L. quyết tâm cầm cự để con được chào đời. |
Những ngày gần đây, câu chuyện về sản phụ Nguyễn Thị L (28 tuổi, ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) mang trong mình căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, đã di căn, vẫn kiên trì đến giây phút cuối cùng với hy vọng giành giật sự sống cho con.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh nhân, chiều 22/5, các bác sĩ (BS) đã quyết định mổ bắt con cho sản phụ L. Bé nặng 1,5kg và được đặt tên Bình An.
Bé Bình An được tiên lượng tốt. Ảnh: Thuỳ Linh. |
Nhân câu chuyện lấy nhiều nước mắt này, BS Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Việt Đức) đã có bức "tâm thư" gửi đến cộng đồng. BS Khánh viết: "Anh chị ạ, câu chuyện sản phụ mang thai 5 tháng phát hiện mình ung thư vú giai đoạn muộn quyết định lựa chọn trì hoãn những cơ hội điều trị vì đứa con làm BS vừa xúc động vừa cảm thấy một nỗi buồn ẩn sau.
Nhìn hình ảnh người mẹ tiều tuỵ ngồi mổ đẻ lấy đứa con ra, BS đã không cầm được được mắt. Cháu được đặt tên là Bình An.
Dù nơi đâu, bất cứ lúc nào, tình mẫu tử vẫn luôn rất thiêng liêng và bất tử. Đứng trước những lựa chọn khó khăn, người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh vì đứa con của mình, thậm chí có nhiều trường hợp đã biết chắc rằng mẹ sẽ không thể nhìn thấy mặt con dù chỉ một lần, bởi lúc con được sinh ra cũng là lúc mẹ trút hơi thở cuối cùng, biệt ly trong đau thương".
Đằng sau những cảm xúc nghẹn ngào ấy, điều BS Khánh muốn gửi đến mọi người là thông điệp về căn bệnh ung thư vú.
BS Trần Quốc Khánh. |
Theo BS Khánh, ung thư vú là kẻ “giết người” đứng số 1 ở nữ giới trong nhóm bệnh lý ung thư. Một thực tế ngang trái hiện nay đó là việc dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú vô cùng đơn giản. Tuy nhiên sự hiểu biết cũng như cả sự quan tâm của chị em đến “kẻ giết người thầm lặng” này lại chưa tương xứng.
"Mấy ai trong số các chị tạo thói quen đi khám và siêu âm vú mỗi 6 tháng 1 lần. Mấy ai trong các chị biết rằng ung thư vú có mang yêu tố di truyền tương đối rõ ràng, và hiện nay các nước phát triển đã sàng lọc sớm ung thư vú bằng công nghệ gene. Thêm nữa, chúng ta đã biết phải lưu ý những gì trong cuộc sống hằng ngày để dự phòng không cho ung thứ vú…gọi tên mình hay chưa?" - BS Khánh liên tiếp đặt câu hỏi.
BS Khánh khuyến cáo, ung thư vú cũng giống như rất nhiều ung thư khác, luôn có những yếu tố nguy cơ liên quan. Và nhiều nghiên cứu ở trung tâm y tế Mayoclinic cho thấy, nếu chúng ta thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, thậm chí ngay cả ở những phụ nữ có nguy cơ cao.
Những nguy cơ đó bao gồm:
1. Uống rượu: Càng uống nhiều rượu, nguy cơ mắc ung thư vú càng cao.
2. Hút thuốc lá: Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa hút thuốc và nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh.
3. Tăng cân-béo phì:
4. Ăn uống thiếu khoa học: Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, cũng như bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
5. Lười vận động thể chất và stress kéo dài: Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh nên vận động ít nhất 150 phút.
6. Không cho con bú hoặc cai sữa quá sớm
7. Sử dụng hóc-môn nội tiết: Liệu pháp hormone kết hợp sử dụng trên 3-5 năm làm tăng nguy cơ ung thư vú.
8. Tiếp xúc với bức xạ và ô nhiễm môi trường. Những thăm dò hình ảnh như như chụp cắt lớp vi tính, chụp xquang, chụp PET-CT hoặc những thăm dò sử dụng liều cao phóng xạ luôn làm tăng nguy cơ ung thư vú.
9. Tự khám & đi khám sức khoẻ, kiểm tra vú định kỳ
10. Chủ động đi sàng lọc bằng công nghệ gen khi thấy mình có nguy cơ
Theo LĐO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin