Một loài cây nhỏ nhắn xinh xinh, không cành không lá mà nở ra biết bao nhiêu là mơ ước, kết trái lành, kết trái yêu thương, làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ của ta.
Một loài cây nhỏ nhắn xinh xinh, không cành không lá mà nở ra biết bao nhiêu là mơ ước, kết trái lành, kết trái yêu thương, làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ của ta.
Một loài cây nhỏ nhắn xinh xinh- không phải là con thuyền, không phải là cánh buồm mà chở được bao nhiêu là tri thức, cho con người đi xa mãi, lên cao mãi, từ đời xưa cho đến đời nay, cho đến muôn đời sau nữa. Loài cây ấy chính là cây bút thân thương của chúng ta.
Cây bút làm bạn với ta từ thuở vỡ lòng. Cây bút theo ta suốt 12 năm học phổ thông, cây bút còn theo ta lên cao đẳng, đại học hay trung học chuyên nghiệp.
Cây bút còn theo ta lên cao học và còn lên cao nữa, có thể còn theo ta đến hết cuộc đời. Suốt cuộc đời học trò, cuộc đời sinh viên, cuộc đời sĩ tử của ta- cây bút đã cùng ta bao nhiêu lần vui buồn, ngỡ ngàng, hồi hộp, thót tim? Biết bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm cây bút đã cùng ta cày trên cánh đồng tri thức?
Nhiều người bảo cây bút như một cái cày. Vâng, đúng thế! Cây bút quanh năm trọn đời cày trên những thửa ruộng tri thức không có trang cuối cùng, không có dòng cuối cùng, không có đường cày cuối cùng và gieo cấy trên những thửa ruộng ấy những mùa màng của mơ ước, của niềm tin văn minh hạnh phúc.
Nhà văn, nhà báo thực chất cũng là những người đi cày, là những người thợ cày trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Người thợ cày trước hết phải có lý tưởng. Những đường cày của họ phải luôn luôn hướng về phía mặt trời, hướng về phía mùa màng. Mùa màng của nông dân là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ, lạc, vừng,… là chè, cà phê, là lợn, gà, trâu bò, là cá tôm, cua, ốc, ếch…
Mùa màng của nhà văn, nhà báo là những tác phẩm có tính Đảng sâu sắc, tính khoa học, tính quần chúng, có nghệ thuật cao nhằm phục vụ kịp thời, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, mỗi nhà văn, nhà báo phải chịu khó lao động, lao động hết mình, phải không ngừng rèn luyện và tu dưỡng rèn luyện mọi mặt, từ chuyên môn nghiệp vụ đến đạo đức tác phong, phải phấn đấu trở thành những “người thợ cày” xuất sắc trên mặt trận tư tưởng văn hóa.
Rèn luyện “tay cày”, rèn giũa cho đường cày không cong queo, ngoằn ngoèo, đi đúng hướng phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân luôn luôn là nhiệm vụ hàng đầu của những cư dân “thợ cày” trong làng văn, làng báo của chúng ta.
Cùng với lực lượng hùng hậu là công nhân, nông dân, đội ngũ tri thức, các nhà văn nhà báo của chúng ta đang đêm ngày cày trên những cánh đồng đất nước để gieo cấy những mùa màng của ấm no, của tri thức, của văn minh hạnh phúc trên đời.
PHẠM MINH GIANG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin