Hòn ngọc xanh miền sông nước

04:04, 29/04/2017

Qua con đò ngang An Bình hay phà Đình Khao đôi phút là đến cù lao Minh (4 xã thuộc huyện Long Hồ là một phần của cù lao Minh)- vùng đất được mệnh danh là "Vương quốc trái cây" với nhiều loại trái đặc sản nổi tiếng. 

Qua con đò ngang An Bình hay phà Đình Khao đôi phút là đến cù lao Minh (4 xã thuộc huyện Long Hồ là một phần của cù lao Minh)- vùng đất được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” với nhiều loại trái đặc sản nổi tiếng.

Giờ đây, vùng đất này còn được ví như “Hòn ngọc xanh” của du lịch sông nước miệt vườn tỉnh Vĩnh Long.

Với lợi thế sông nước miệt vườn, bốn mùa cây lành trái ngọt, Hòn ngọc xanh- cù lao Minh trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn tuyệt vời.
Với lợi thế sông nước miệt vườn, bốn mùa cây lành trái ngọt, Hòn ngọc xanh- cù lao Minh trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn tuyệt vời.

Chắc không ai nghĩ rằng, mới cách đây không lâu, vùng đất này còn hoang hóa, thiếu thốn trăm bề, không điện, không đường nhựa, đò ngang cách trở.

Vậy mà bây giờ, cù lao Minh vươn mình đổi thay từng ngày, kinh tế- xã hội phát triển, đời sống người dân nâng lên, xe máy- ôtô về tận cổng vườn...

Đất cù lao ngày ấy và bây giờ

4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ nằm cách Vĩnh Long bởi con sông Cổ Chiên. Dẫu chỉ cách vài trăm mét đường sông nhưng vào những năm 1990, đây được coi là “ốc đảo” biệt lập với đất liền, hạ tầng cơ sở vô cùng khó khăn, đi lại chủ yếu bằng ghe xuồng.

Bác Hai Nhứt- một lão nông- hớp ngụm trà rồi nhớ lại: “Xứ cù lao Minh này nổi tiếng trái cây, nhất là nhãn, chôm chôm.

Trước đây sông Cổ Chiên còn nhỏ hẹp, đứng bên bờ Vĩnh Long còn nghe thơm mùi nhãn chín. Vậy mà vùng đất này vẫn bị coi như nơi “khỉ ho cò gáy” thiếu thốn đủ thứ. Điện thắp sáng, đường nhựa xe chạy bon bon như bây giờ có nằm mơ cũng không thấy nữa”.

Thời ấy, sang chợ Vĩnh Long chỉ có cách chèo ghe, ở đầu cồn thì mất vài tiếng đồng hồ mệt lã mồ hôi, gia đình khá giàu có ghe máy kohler đuôi tôm là sang lắm rồi.

Nếu đi đò thì ngày chỉ có vài chuyến. Tội nghiệp cho bọn trẻ, khái niệm “chợ” dường như xa lạ lắm, nên tết được mẹ cho đi chợ là mừng húm.

Với lợi thế sông nước miệt vườn, bốn mùa cây lành trái ngọt, Hòn ngọc xanh- cù lao Minh trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn tuyệt vời.
Với lợi thế sông nước miệt vườn, bốn mùa cây lành trái ngọt, Hòn ngọc xanh- cù lao Minh trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn tuyệt vời.

Đường sá khó khăn là vậy nên điện càng là chuyện xa vời. Đêm đến, vùng cù lao Minh chìm trong cảnh tối mịt cùng với tiếng “hợp xướng” của côn trùng nghe não ruột. Nhà nào giàu mới mua được bình ắc quy để thắp sáng hay mở ti vi buổi đầu hôm.

Chú Huỳnh Văn Giang (xã An Bình) kể: “Hồi đó, cả xóm mới có cái ti vi trắng đen xài bình ắc quy, đến thứ bảy cả xóm xúm lại xem cải lương. Đến mùa đá banh, nửa đêm anh em rủ nhau “thoát y” lội qua sông mới có nhà mở ti vi xem bóng đá. Nhớ lại vui mà còn thấy ngại ngùng…”

Cù lao Minh, những năm tháng khó khăn đã qua và những câu chuyện cũ đã trở thành ký ức, kỷ niệm trong lòng người dân nơi đây.

Con đường mòn “huyết mạch” nối liền 4 xã cù lao Minh ngày nào giờ láng nhựa cấp V đồng bằng, ôtô về tới trung tâm xã. Đường xuống ấp đều trải đan.

Bây giờ xe về tận nhà, mua bán trái cây tại vườn và vận chuyển bằng xe nên rất thuận tiện. Những chiếc ghe, xuồng chở trái cây ra chợ nổi “Vàm Kinh Mương Lộ” ngày nào giờ nằm nghỉ ngơi trong ụ hoặc trở thành phương tiện cho khách du lịch chèo dạo chơi thưởng thức sông nước miệt vườn.

Điện lưới quốc gia cũng đã “vượt sông” về thắp sáng đất cù lao. Cảnh đèn dầu leo lét đã lùi vào quá khứ. Trên các tuyến đường chính, điện sáng rực tạo cho cù lao một vẻ đẹp quyến rũ về đêm.

Có điện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cù lao Minh đã hoàn toàn thay đổi.

“Hòn ngọc xanh” du lịch sông nước miệt vườn

Cù lao Minh sông nước miệt vườn, cảnh vật thiên nhiên hữu tình, cây lành trái ngọt, có chùa Tiên Châu- Di tích lịch sử Quốc gia nổi tiếng gần xa.

Ngay khi đến cù lao Minh, mọi người đã cảm nhận sóng nước bềnh bồng trên chiếc thuyền sang sông Cổ Chiên hay xuôi vào các kinh rạch, tận hưởng cảm giác thanh bình.

Cù lao Minh hôm nay còn có rất nhiều điểm tham quan du lịch với nhiều trò chơi hấp dẫn: câu cá sấu, cưỡi đà điểu, trượt xe trên cỏ, tát ao bắt cá…

Đặc biệt, loại hình du lịch “trái cây bụng” rất thú vị, hiếm nơi nào có được. Vào mùa trái cây ở cù lao, có hàng trăm điểm “trái cây bụng” mà du khách được vào vườn tự tay hái trái, ăn uống, nghỉ ngơi trên chiếc võng đong đưa, trong căn lều dưới bóng mát cây xanh.

Khách cũng có thể giao lưu với các chủ nhà vườn tính tình đôn hậu, cởi mở, được họ phục vụ theo kiểu “cây nhà lá vườn” hay hòa mình ca hát, thưởng thức đờn ca tài tử để hiểu thêm bản sắc văn hóa người dân nơi đây.

Đờn ca tài tử là thú giải trí tao nhã, nên lắng nghe những “tài tử miệt vườn” say mê thả hồn theo tiếng đờn lời ca, không ai nghĩ rằng họ là những bác nông dân chính hiệu.

Một loại hình du lịch khác- homestay- là sinh hoạt trải nghiệm ngủ nghỉ tại nhà dân đã và đang phát triển trong nhiều năm qua.

Kéo điện về cù lao Minh năm 1992. Ảnh: DƯƠNG THU
Kéo điện về cù lao Minh năm 1992. Ảnh: DƯƠNG THU

Hiện ở cù lao Minh có hàng chục nhà dân- homestay được khách nước ngoài rất chuộng khi đến Vĩnh Long.

Khách ăn nghỉ, ngủ và tham gia sinh hoạt cùng gia đình, cùng hái trái, thả lưới, giăng câu, đi chợ mua thức ăn, rồi vào bếp tự tay nấu nướng.

Sáng sớm hay xế chiều, khách đạp xe dạo quanh đường làng dưới bóng mát của cây hoặc chèo xuồng trên kinh rạch, ghé thăm các làng nghề.

Cây ngọt trái lành, sông nước hữu tình cùng sự đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực của người dân, qua 25 năm, cù lao Minh xứng danh “Hòn ngọc xanh” của du lịch tỉnh nhà.

Hàng năm, khoảng 200.000 lượt khách quốc tế đến với “Hòn ngọc xanh”- đầy thơ mộng, thân thiện, hấp dẫn, để khám phá vùng đất trù phú thanh bình, cùng với người dân sông nước miệt vườn hiền lành, mến khách.

Cù lao Minh là một trong 3 cù lao lớn hợp thành tỉnh Bến Tre (cùng với cù lao Bảo và cù lao An Hóa). Cù lao Minh được bao bọc bởi các nhánh của sông Tiền là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, bao gồm địa giới hành chính của các huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) và một phần của huyện Long Hồ (Vĩnh Long).

4 xã cù lao: An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước và Đồng Phú có diện tích khoảng 60km2.

Vùng đất này được bao bọc bởi 2 con sông Tiền và Cổ Chiên, được thiên nhiên ban tặng phù sa vun bồi, quanh năm nước ngọt. Ở đây nổi tiếng với 2 loại trái cây nhãn, chôm chôm làm thay đổi kinh tế, xã hội nơi đây. Vùng đất này còn được ví như “vương quốc trái cây” nổi tiếng gần xa. Vài năm gần đây người dân kết hợp vườn cây ăn trái với tham quan du lịch đang thu hút khách.

Bài ảnh: HOÀI NAM

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh