Chiếc diệm cất cẩn thận được nội lôi ra rửa cho sạch, chuẩn bị làm những chiếc bánh thơm ngon tặng các cháu. Những quả trứng gà nội lượm từ ngoài ổ vào, được đánh nổi bùng trong diệm. Nội cho bột và đường vào đánh đến đường tan, bột và trứng nổi đều là được.
Chiếc diệm cất cẩn thận được nội lôi ra rửa cho sạch, chuẩn bị làm những chiếc bánh thơm ngon tặng các cháu. Những quả trứng gà nội lượm từ ngoài ổ vào, được đánh nổi bùng trong diệm. Nội cho bột và đường vào đánh đến đường tan, bột và trứng nổi đều là được.
Những đứa em tôi xúm xít xem nội đánh trứng, háo hức bên bếp lửa than hồng chờ đợi những chiếc bánh tàng ong hình trái tim giòn giòn, thơm ngọt ra lò. Dề bánh nóng hôi hổi chưa kịp cắt ra, những đứa em tôi đã giành nhai ngấu nhai nghiến.
Những chiếc bánh tàng ong hình trái tim giòn giòn, thơm ngọt vừa ra lò. |
Đánh trứng không đơn giản. Cây đánh trứng được làm bằng sắt có hình xoắn ốc được tra vào cán gỗ. Đánh trứng phải đều tay, đánh mạnh và nhanh, âm thanh phát ra “bộc bộc” thì trứng mới nổi bung, còn khi phát tiếng “chập chập” là trứng không nổi và khi nướng thì bánh không phồng và mất ngon.
Bánh bông lan, bánh thuẫn, bánh tàng ong… cách thực hiện giống nhau. Chỉ có khác loại bột và lượng đường cho vào diệm. Đánh xong diệm bột, mỏi nhừ cả tay chứ chẳng chơi. Vậy mà ngày ấy nội đánh một ngày cả 5- 6 diệm. Chiếc diệm đã gắn với nội mấy mươi năm. Chiếc diệm đã nuôi lớn và tặng cha và các chú, cô tôi con chữ.
Ngày ấy có tục đi quả và lại quả. Giờ nhắc cái quả, những đứa em tôi chẳng biết là cái gì. Quả tôi nói ở đây là những chiếc quả đựng bánh ngày xưa. Những chiếc quả được làm bằng thiếc hoặc giấy, hình hộp tròn có nắp đậy. Ngày ấy, hình như nhà nào cũng có, không hai thì cũng một cái quả. Đi giỗ kỵ, người ta xếp những chiếc bánh thơm hay trái chín trong vườn vô để cúng nhớ ông bà tổ tiên. Giàu nghèo đề huề không khoảng cách, so đo ít nhiều, về có mặt là quý.
Nội làm bánh bông lan, bánh thuẫn, bánh gai, bánh bông bần, bánh quai vạc,... Mỗi khi trong xóm có đám hỏi, đám giỗ người ta lại mua bánh. Nội cho mượn quả. Người mua chọn loại bánh ưng ý rồi nội tôi xếp vào chiếc quả. Đầu tiên nội cắt giấy thành những sợi nhỏ, dài để lót dưới đáy quả, rồi sắp từng cái bánh ngay ngắn, nằm theo từng hàng, từng lớp. Nội trang trí lên đó lớp giấy đỏ đã được nội cắt nhỏ. Trông rất đẹp mắt.
Những chiếc bánh đơn sơ, mộc mạc nhưng thấm đẫm hương quê. Vậy mà chiếc quả ra khỏi xóm lại được cho là quê mùa. Tục đi quả trong ngày lễ, giỗ quải không còn nữa mà thay vào ấy là những bao thư với cách nghĩ, đi bằng tiền để gia chủ dễ mua đồ nấu nướng. Vật chất dễ làm tổn thương, lòng dễ xây xát.
Giờ khi đến đám giỗ, vẫn còn nhiều người nhắc đến những quả bánh đẹp và thơm ngon của nội. Thèm chiếc bánh thuẫn của nội với những tay bánh bung xòe, trắng mịn, thơm lựng… Hình như họ tiếc nuối một nét đẹp, những chiếc bánh thơm lựng của nội tôi.
Buồn và tiếc khi thấy chiếc diệm nằm yên. Lâu lâu, nội mới đem ra làm cho con cháu ăn. Hay lúc nội nhớ nghề, nhớ một thời nghèo khó nhưng đẫm hương quê. Còn chiếc quả theo thời gian rỉ sét nằm trơ, hoài tiếc một nét đẹp văn hóa dân dã.
Bài, ảnh: HỮU THẮNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin