Hướng về đất Tổ

02:04, 15/04/2016

"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Đây là ngày con cháu khắp mọi miền đất nước hướng về đất Tổ, hướng về cội nguồn của dân tộc. 

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Đây là ngày con cháu khắp mọi miền đất nước hướng về đất Tổ, hướng về cội nguồn của dân tộc. Một số hình ảnh về khu di tích đền Hùng ở Phú Thọ chúng tôi ghi lại trong một lần đến thăm.

KHÁNH DUY

Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc trên núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, TP Việt Trì, Phú Thọ). Được xây dựng vào thế kỷ 15, tương truyền đây là nơi người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang (ảnh: Dòng người kéo về dưới chân núi Nghĩa Lĩnh vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm).
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc trên núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, TP Việt Trì, Phú Thọ). Được xây dựng vào thế kỷ 15, tương truyền đây là nơi người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang (ảnh: Dòng người kéo về dưới chân núi Nghĩa Lĩnh vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm).

Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng (ảnh: Con cháu vua Hùng thắp hương ở đền Hạ)
Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng (ảnh: Con cháu vua Hùng thắp hương ở đền Hạ)

 

Trước cửa đền Hạ- nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản thủ đô có nói chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (ảnh: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chụp ảnh lưu niệm trước cửa đền Hạ khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long).
Trước cửa đền Hạ- nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản thủ đô có nói chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (ảnh: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chụp ảnh lưu niệm trước cửa đền Hạ khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long).

 

Khu vực giếng cổ (hay giếng rồng). Tương truyền, sau khi tổ mẫu Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành 100 người con đã dùng nước giếng này tắm cho các con. Ngoài ra, trong lòng giếng cổ có những dấu tích văn hóa của các thởi kỳ: Lý- Trần- Lê- Nguyễn.
Khu vực giếng cổ (hay giếng rồng). Tương truyền, sau khi tổ mẫu Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành 100 người con đã dùng nước giếng này tắm cho các con. Ngoài ra, trong lòng giếng cổ có những dấu tích văn hóa của các thởi kỳ: Lý- Trần- Lê- Nguyễn.

 

Bức tượng Đức quốc tổ Lạc Long Quân trong ngôi đền thờ phía dưới chân núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền, Đức quốc tổ Lạc Long Quân do Nam Sơn hun đúc, Đông Hải góp linh nên từ lúc mới sinh đã khác người thường, lớn lên có trí lực hơn đời, anh hùng cái thế.
Bức tượng Đức quốc tổ Lạc Long Quân trong ngôi đền thờ phía dưới chân núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền, Đức quốc tổ Lạc Long Quân do Nam Sơn hun đúc, Đông Hải góp linh nên từ lúc mới sinh đã khác người thường, lớn lên có trí lực hơn đời, anh hùng cái thế.

 

Vùng đất Tổ thiêng liêng
Vùng đất Tổ thiêng liêng

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh