Dinh Độc Lập, khúc tráng ca về mùa xuân thống nhất

15:05, 30/04/2025

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ mùa xuân lịch sử 30/4/1975- dấu mốc thiêng liêng khép lại những năm tháng chiến tranh, mở ra một kỷ nguyên hòa bình và thống nhất cho dân tộc Việt Nam. Về thăm TP Hồ Chí Minh hôm nay, Dinh Độc Lập vẫn lặng lẽ hiên ngang, như một chứng nhân bền bỉ của thời gian, lưu giữ trọn vẹn ký ức hào hùng của dân tộc.

Được xây dựng vào năm 1868, Dinh Độc Lập có tên ban đầu là Dinh Norodom. Đến năm 1962, Dinh được xây dựng lại theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng Khôi nguyên La Mã. Kiến trúc của Dinh Độc Lập nổi bật với sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và truyền thống. Được xây dựng với mục đích làm nơi làm việc và sinh hoạt của tổng thống, dinh thự có các khu chức năng rõ ràng: khu làm việc của tổng thống và chính quyền, khu vực sinh hoạt của gia đình, khu phụ trợ, cùng với hệ thống hầm trú ẩn kiên cố.

Bộ phóng sự ảnh này xin mời độc giả cùng thực hiện chuyến hành trình ngược dòng ký ức, tìm về những mảnh ghép của một thời đạn bom, khát vọng và khúc khải hoàn. Giữa những vòm cây rợp bóng, những hành lang trầm mặc, những gian phòng in dấu tháng năm, ta lặng lòng cảm nhận sâu sắc hơn những hy sinh thầm lặng, những niềm tin son sắt đã dệt nên mùa xuân thống nhất năM 1975.

Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử đặc biệt - nơi lưu giữ dấu ấn về ngày chiến thắng, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Dinh Độc Lập tọa lạc trong khuôn viên rộng 12ha rợp bóng cây và có độ cao là 26m. Xung quanh là 2 công viên cây xanh quanh năm tỏa bóng mát.
Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử đặc biệt - nơi lưu giữ dấu ấn về ngày chiến thắng, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Dinh Độc Lập tọa lạc trong khuôn viên rộng 12ha rợp bóng cây và có độ cao là 26m. Xung quanh là 2 công viên cây xanh quanh năm tỏa bóng mát.
Cô Chu Thị Mai Thanh (Long Thành, Đồng Nai) (thứ 3 từ phải sang) cùng đồng đội là Cựu chiến binh “trở về thời hoa lửa” năm 1975 tại Dinh Độc Lập.
Cô Chu Thị Mai Thanh (Long Thành, Đồng Nai) (thứ 3 từ phải sang) cùng đồng đội là Cựu chiến binh “trở về thời hoa lửa” năm 1975 tại Dinh Độc Lập.
Dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất, những ngày qua, có nhiều đoàn cựu chiến binh từ các tỉnh thành khắp cả nước hội về thăm lại TP Hồ Chí Minh.
Dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất, những ngày qua, có nhiều đoàn cựu chiến binh từ các tỉnh thành khắp cả nước hội về thăm lại TP Hồ Chí Minh.
Phòng khánh tiết bên trong Dinh Độc Lập, được sử dụng cho các cuộc thảo luận ngoại giao. Đây là căn phòng lớn nhất trong Dinh Độc Lập, nằm ở ngay tầng trệt, có thể chứa tới 500 người.
Phòng khánh tiết bên trong Dinh Độc Lập, được sử dụng cho các cuộc thảo luận ngoại giao. Đây là căn phòng lớn nhất trong Dinh Độc Lập, nằm ở ngay tầng trệt, có thể chứa tới 500 người.
Phòng máy chiếu phim, phòng giải trí cho khu vực giải trí trên tầng 3 của Dinh Độc Lập.
Phòng máy chiếu phim, phòng giải trí cho khu vực giải trí trên tầng 3 của Dinh Độc Lập.
Chiếc trực thăng UH1 do hãng Bell (Mỹ) chế tạo sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962 được đặt trên sân thượng của Dinh. Nơi này cũng từng đánh dấu vụ ném bom của Trung Úy- Phi công Nguyễn Thành Trung vào Dinh Độc Lập sáng 8/4/1975.
Chiếc trực thăng UH1 do hãng Bell (Mỹ) chế tạo sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962 được đặt trên sân thượng của Dinh. Nơi này cũng từng đánh dấu vụ ném bom của Trung Úy- Phi công Nguyễn Thành Trung vào Dinh Độc Lập sáng 8/4/1975.
​​​​​​​Phòng trình quốc thư ở ngay tầng 1, nổi tiếng với bức tranh “Bình Ngô đại cáo” có giá trị lớm, vì nó được ghép lại bởi 40 miếng nhỏ, miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ 15.
​​​​​​​
Phòng trình quốc thư ở ngay tầng 1, nổi tiếng với bức tranh “Bình Ngô đại cáo” có giá trị lớm, vì nó được ghép lại bởi 40 miếng nhỏ, miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ 15.
Phòng trình quốc thư ở ngay tầng 1, nổi tiếng với bức tranh “Bình Ngô đại cáo” có giá trị lớm, vì nó được ghép lại bởi 40 miếng nhỏ, miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ 15.

 

Trong khuôn viên phía sau Hội trường Thống Nhất (trước năm 1975 là Dinh Độc Lập, thời Pháp tên Norodom) có dinh thự cổ xây dựng cùng khoảng thời gian với Dinh, trong thế kỷ 19. 
Trong khuôn viên phía sau Hội trường Thống Nhất (trước năm 1975 là Dinh Độc Lập, thời Pháp tên Norodom) có dinh thự cổ xây dựng cùng khoảng thời gian với Dinh, trong thế kỷ 19. 
Khách tham quan các hoạt động trưng bày chủ đề “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập”- nói về sự hình thành, phát triển cùng những biến cố lịch sử của Dinh.
Khách tham quan các hoạt động trưng bày chủ đề “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập”- nói về sự hình thành, phát triển cùng những biến cố lịch sử của Dinh.
Bia tưởng niệm chiến công oanh liệt của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn- Gia Định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968- nằm gần khuôn viên Dinh Độc Lập.
Bia tưởng niệm chiến công oanh liệt của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn- Gia Định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968- nằm gần khuôn viên Dinh Độc Lập.

N.LIỄU- T.TIÊN (thực hiện)

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh