Kết hợp giải pháp công trình và phi công trình: Vĩnh Long "đứng vững" trước hạn mặn

03:05, 20/05/2024

Những năm qua, nhờ triển khai, kết hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp công trình với phi công trình nên Vĩnh Long đã chủ động hơn trong việc thích nghi, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn. Từ đó bảo vệ sản xuất, đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân trong những tháng cao điểm của mùa khô.

 

Những năm qua, nhờ triển khai, kết hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp công trình với phi công trình nên Vĩnh Long đã chủ động hơn trong việc thích nghi, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn. Từ đó bảo vệ sản xuất, đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân trong những tháng cao điểm của mùa khô.

Năm 2024, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, từ đầu năm đến nay, lượng mưa trên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt, nền nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra ở một số địa phương trên địa bàn.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, từ đầu mùa khô 2023-2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh, nắng nóng xảy ra trên diện rộng, mưa ít và xâm nhập mặn đến sớm hơn mùa khô năm trước, nhưng xâm nhập mặn không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016, 2019-2020.

Độ mặn cao nhất xuất hiện từ ngày 7-15/3. Phía sông Cổ Chiên, tại địa phận huyện Vũng Liêm, độ mặn từ 4-6‰; phía sông Hậu, tại huyện Trà Ôn, độ mặn từ 0,8-3,8‰; phía sông Tiền, tại huyện Long Hồ là 0,2‰. Nhưng độ mặn này thấp hơn đỉnh mặn năm trước từ 0,1-1,5‰ và thấp hơn đỉnh mặn năm 2020 từ 2-4‰, tương đương với đỉnh mặn mùa khô năm 2020-2021.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, trong mùa khô năm 2023-2024, nguồn nước sông rạch không bị sụt giảm mạnh và nhờ các nơi trong tỉnh có bước chủ động phòng, chống sớm, trong đó đã linh hoạt triển khai thực hiện giải pháp công trình và phi công trình. Vì vậy, mùa khô năm nay, mặc dù hạn hán xảy ra gay gắt, nhưng thiệt hại về sản xuất nông nghiệp-thủy sản do hạn hán, xâm nhập mặn không có; gần 382.000ha lúa và hơn 17.500ha rau màu vụ Đông Xuân 2023-2024 thu hoạch an toàn và lúa Hè Thu 2024 đã gieo sạ 35.251ha, tăng 0,7% hay 251ha so với kế hoạch, cơ bản đảm bảo an toàn với hạn, mặn; nhưng trong đó có hơn 2.200ha xuống giống trễ do bị thiếu nước.

Ông Lưu Nhuận- Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Ngành nông nghiệp cũng đã tăng cường vận hành hợp lý các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh rạch. Tại các vùng cây ăn trái tiếp tục thực hiện trữ nước trong các ao, hồ phân tán, bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Song song đó, các địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Nhờ chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.

THẢO ANH (thực hiện)

Tỉnh Vĩnh Long tiếp tục chú trọng, quan tâm đầu tư như thực hiện  xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi, giao thông có nhiệm vụ ngăn mặn, trữ nước ngọt. Trong ảnh: Thi công công trình thủy lợi phục vụ phòng chống hạn, mặn tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn.
Tỉnh Vĩnh Long tiếp tục chú trọng, quan tâm đầu tư như thực hiện xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi, giao thông có nhiệm vụ ngăn mặn, trữ nước ngọt. Trong ảnh: Thi công công trình thủy lợi phục vụ phòng chống hạn, mặn tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn.

 

Bên cạnh đó, tại các địa phương bị ảnh hưởng hạn, xâm nhập mặn, địa phương đã quan tâm, kêu gọi các tổ chức hỗ trợ bồn chứa nước cho bà con có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh đó, tại các địa phương bị ảnh hưởng hạn, xâm nhập mặn, địa phương đã quan tâm, kêu gọi các tổ chức hỗ trợ bồn chứa nước cho bà con có hoàn cảnh khó khăn.

 

Các địa phương thực hiện tốt việc vận hành công trình thủy lợi, chủ động đóng, mở cống ngăn mặn, lấy nước, trữ và cấp nước ngọt hợp lý cho sản xuất và sinh hoạt.
Các địa phương thực hiện tốt việc vận hành công trình thủy lợi, chủ động đóng, mở cống ngăn mặn, lấy nước, trữ và cấp nước ngọt hợp lý cho sản xuất và sinh hoạt.

 

Để kết hợp chặt chẽ giải pháp công trình và phi công trình hiệu quả, Văn Phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã xây dựng nhiều công trình dự báo, cảnh báo thiên tai (trạm đo mưa, mực nước, mặn), phối hợp với Đài khí KTTV tỉnh Vĩnh Long quan trắc về KTTV, độ mặn, nguồn nước… hệ thống chuyển tải nhanh SMS, Zalo... hỗ trợ rất tích cực cho chính quyền, nhân dân trong PCTT. Trong ảnh: Công tác đo mặn tại cống Vũng Liêm được thực hiện thường xuyên, cập nhật kịp thời.
Để kết hợp chặt chẽ giải pháp công trình và phi công trình hiệu quả, Văn Phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã xây dựng nhiều công trình dự báo, cảnh báo thiên tai (trạm đo mưa, mực nước, mặn), phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Long quan trắc về khí tượng thủy văn, độ mặn, nguồn nước… hệ thống chuyển tải nhanh SMS, Zalo... hỗ trợ rất tích cực cho chính quyền, nhân dân trong phòng chống thiên tai. Trong ảnh: Công tác đo mặn tại cống Vũng Liêm được thực hiện thường xuyên, cập nhật kịp thời.

 

Cùng với chính quyền địa phương, người dân đã chủ động đo độ mặn để bảo vệ sản xuất, trong đó đã có nhiều người dân tự trang bị thiết bị để tự bảo vệ vườn cây ăn trái của mình.
Cùng với chính quyền địa phương, người dân đã chủ động đo độ mặn để bảo vệ sản xuất, trong đó đã có nhiều người dân tự trang bị thiết bị để tự bảo vệ vườn cây ăn trái của mình.

 

Tại một số nơi mặn xâm nhập cao, nông dân thuận tình, đồng loạt thay đổi lịch thời vụ. Trong ảnh: Do thiếu nước, tại một số cánh đồng ở huyện Vũng Liêm, bà con nông dân xuống giống vụ hè thu trễ.
Tại một số nơi mặn xâm nhập cao, nông dân thuận tình, đồng loạt thay đổi lịch thời vụ. Trong ảnh: Do thiếu nước, tại một số cánh đồng ở huyện Vũng Liêm, bà con nông dân xuống giống vụ Hè Thu trễ.

 

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái. Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Ly (ấp Tích Lộc, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn) chuyển đổi toàn bộ diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng ổi nữ hoàng. Để bảo vệ vườn ổi trước nguy cơ hạn, mặn xâm nhập, chị Ly vừa đầu tư hệ thống tưới phun tự động để giảm công chăm sóc cũng như tiết kiệm nguồn nước tưới.
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái. Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Ly (ấp Tích Lộc, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn) chuyển đổi toàn bộ diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng ổi nữ hoàng. Để bảo vệ vườn ổi trước nguy cơ hạn, mặn xâm nhập, chị Ly vừa đầu tư hệ thống tưới phun tự động để giảm công chăm sóc cũng như tiết kiệm nguồn nước tưới.

 

Riêng đối với một số nơi của xã Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Thành Đông (Vũng Liêm) tình trạng xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên đã ảnh hưởng đến năng suất lúa, chất lượng cây trái… nên chính quyền đã vận động bà con nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lác xuất khẩu. Lác dễ trồng, trồng một lần có thể thu hoạch từ 7-10 năm mới trồng lại và chống chịu được hạn, xâm nhập mặn, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con.
Riêng đối với một số nơi của xã Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Thành Đông (Vũng Liêm) tình trạng xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên đã ảnh hưởng đến năng suất lúa, chất lượng cây trái… nên chính quyền đã vận động bà con nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lác xuất khẩu. Lác dễ trồng, trồng một lần có thể thu hoạch từ 7-10 năm mới trồng lại và chống chịu được hạn, xâm nhập mặn, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con.

 

Đến nay trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, nông dân an tâm sản xuất.
Đến nay trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, nông dân an tâm sản xuất.

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh