Động Thiên Đường (hay hang Thiên Đường) thuộc hệ sinh thái của vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Động Thiên Đường được hình thành bởi các nhũ đá và măng đá hóa thành hàng ngàn năm về trước. Sự phản chiếu của các nhũ đá với ánh sáng đã tạo nên vẻ đẹp tựa ảo ảnh cho nơi đây.
Động Thiên Đường (hay hang Thiên Đường) thuộc hệ sinh thái của vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Động Thiên Đường được hình thành bởi các nhũ đá và măng đá hóa thành hàng ngàn năm về trước. Sự phản chiếu của các nhũ đá với ánh sáng đã tạo nên vẻ đẹp tựa ảo ảnh cho nơi đây.
Động Thiên Đường mới chỉ được phát hiện vào năm 2005, bởi chuyên gia hang động thuộc Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh. Cũng theo công bố của hiệp hội, động Thiên Đường có chiều dài lên tới 31,4 km.
Nơi đây được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất tại Quảng Bình, đồng thời cũng được mệnh danh là “Hoàng cung trong lòng đất” bởi vẻ đẹp kỳ vĩ cùng kiến tạo hang động đồ sộ, đầy tinh xảo. Đồng thời, động Thiên Đường cũng được công nhận là hang động dài nhất Châu Á. Động Thiên Đường được kiến tạo tự nhiên bởi nền địa chất caxto cổ, có niên đại từ 350 - 400 năm về trước. Chính vì vẻ đẹp của nhũ đá và măng đá trong hang, họ đã đặt tên hang này là Thiên Đường.
Động Thiên Đường có cửa vào hang nhỏ, độ dốc vừa phải. Sau khi đi hết cửa hang, bạn sẽ đến khu nền động có chiều dài khoảng 15m, nơi có nhiều hạt thạch nhũ bao quanh. Khi vào đến động chính, sẽ được trải nghiệm không gian động vô cùng lớn với bề rộng lên tới 200m, vòm động cao, rộng.
Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, phần lớn nền đất trong động này là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Nhiệt độ bên trong động Thiên Đường luôn chênh lệch so với bên ngoài khoảng 16°C. Khi đến cửa hang, không khí lạnh thoát ra từ trong hang làm du khách tiêu hết mệt mỏi.
HÙNG HẬU
Từ cửa hang nhìn xuống giống như động không đáy. |
Nhiều khối thạch nhũ giống như cổng trường thành. |
Nhiều khối thạch nhũ có hình dạng kỳ dị, thỏa sức tưởng tượng. Khối thạch nhũ này được đặt tên là Thỏ Ngọc. |
Khối nhũ bên phải được đặt tên là Thạch Liên Đài. |
Khối thạch nhũ giống như một vị thiên tướng đang ngồi. |
Tưởng tượng như một vị quan văn đang ngồi chầu ở thiên đình. |
Nhiều khối nhũ như thách đổ. |
Tiên ông đứng bên dòng thác. |
“Vị quân sư” đang ngồi. |
Một tiên nữ. |
Khoảng không gian “thiên đường”. |