Cần Thơ gạo trắng nước trong, dù bạn chưa từng đặt chân đến nơi này thì hẳn cũng sẽ có chút thiện cảm với vùng quê sông nước thơ mộng. Cùng với chợ nổi Cái Răng, sẽ hối tiếc nếu bỏ lỡ khám phá các làng nghề truyền thống- đan lưới Thơm Rơm, đan lọp Thới Long…. Trong đó, có làng nghề làm hủ tiếu trăm tuổi hiện đang được các thế hệ giữ gìn, bảo tồn phát triển.
(VLO) Cần Thơ gạo trắng nước trong, dù bạn chưa từng đặt chân đến nơi này thì hẳn cũng sẽ có chút thiện cảm với vùng quê sông nước thơ mộng. Cùng với chợ nổi Cái Răng, sẽ hối tiếc nếu bỏ lỡ khám phá các làng nghề truyền thống- đan lưới Thơm Rơm, đan lọp Thới Long…. Trong đó, có làng nghề làm hủ tiếu trăm tuổi hiện đang được các thế hệ giữ gìn, bảo tồn phát triển.
Lò hủ tiếu Sáu Hoài ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ là một trong nhiều lò hủ tiếu như vậy, do ông Huỳnh Hữu Hoài (tên thường gọi Sáu Hoài) làm chủ. Tiếc và thương cho nghề hủ tiếu “cha truyền con nối” trước nguy cơ mai một, ông Sáu Hoài mạnh dạn gầy dựng lại cơ sở kết hợp làm du lịch trải nghiệm.
Trên cơ sở kế thừa, phát huy món ăn truyền thống, ông còn “sáng tạo” hủ tiếu lục sắc (6 màu) kết hợp hài hòa giữa bột gạo với các loại rau củ như thanh long, củ dền, cà rốt, lá dứa, hoa đậu biếc, gấc…
NHÓM PV (thực hiện)
Có dịp đến thăm xóm nghề làm hủ tiếu truyền thống vào buổi sớm, du khách sẽ được ngắm nhìn những người thợ cần mẫn tráng bánh bên bếp lửa tỏa khói, mới cảm nhận hết sự vất vả, niềm yêu nghề của bà con nơi đây. |
Du khách còn có thể tận tay tham gia các công đoạn làm hủ tiếu rồi thưởng thức những món ăn từ sợi hủ tiếu truyền thống day, ngon. |
Du khách còn có thể tận tay tham gia các công đoạn làm hủ tiếu rồi thưởng thức những món ăn từ sợi hủ tiếu truyền thống day, ngon. |
Bánh sau khi tráng được sắp ra vỉ và phơi dưới nắng từ 3- 4 tiếng, cho vào máy cắt thành từng sợi. |
Hủ tiếu có thể được chế biến ngay hoặc sấy khô thêm lần nữa rồi đóng gói giúp gia tăng thời gian bảo quản. |
Hủ tiếu lục sắc hiện có giá 60.000 đ/kg. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin