Ngày 23/1/1973, Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris không điều kiện; ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger tiến hành ký tắt Hiệp định và 4 nghị định thư.
Ngày 23/1/1973, Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris không điều kiện; ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger tiến hành ký tắt Hiệp định và 4 nghị định thư.
Về cơ bản, hiệp định mới không khác nhiều so với văn bản ngày 20/10/1972. Việt Nam đã bảo vệ được các nguyên tắc và nội dung cơ bản: Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút quân trong 2 tháng; giữ nguyên trạng về chính trị; Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc 3 thành phần; hoàn toàn không đề cập vấn đề quân đội miền bắc.
---
Nguồn tư liệu:
- Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình, Nhà xuất bản Thông tấn
- Ban Tuyên giáo Trung ương
- Bộ Ngoại giao
Theo NDO
Lễ ký tắt Hiệp định Paris tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, phố Kléber, Pháp, ngày 23/1/1973. |
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và các thành viên đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại lễ ký tắt. |
Ông Lê Đức Thọ - Cố vấn đặc biệt của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và ông Henry Kissinger - Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ trao đổi bút sau khi ký tắt Hiệp định Paris. |
Ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger trước các nhà báo bên ngoài Trung tâm Hội nghị quốc tế sau khi ký tắt Hiệp định Paris. |
Ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger bắt tay nhau sau khi ký tắt Hiệp định Paris. |
Ông Lê Đức Thọ họp báo, giới thiệu nội dung Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vừa được ký tắt. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin