Một ngày vi vu ở Viêng Chăn

Cập nhật, 23:34, Chủ Nhật, 30/10/2022 (GMT+7)

Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Lào - Việt Nam (5/9/1962 - 5/9/2022), tôi có dịp viếng thăm Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đi, xem, nghe để hiểu sự hiền hòa, thân thiện của cảnh vật, con người; vẻ đẹp đằm thắm rất riêng của đất nước Lào. Và đây đó, trong đời sống, cảnh vật ở Lào có hình ảnh người Việt Nam gắn bó, góp phần làm nên tình hữu nghị Việt Nam- Lào.

Tôi nhớ lời nói chí tình của Chủ tịch Souphanouvong dành cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào: “Tình nghĩa Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn đóa hoa nào thơm nhất”.

CAO HUYỀN (thực hiện)

Là quốc gia với hơn 60% dân số theo đạo Phật nên từ kiến trúc cho đến hội họa, điêu khắc, ngôn ngữ, trang phục… đều mang dấu ấn Phật giáo. Vườn tượng Phật có gần 300 bức tượng về con người, thần, động vật, quỷ, mỗi bức tượng thể hiện sự hòa trộn giữa Hindu giáo và Phật giáo. Nổi bật trong vườn tượng là tượng Phật nằm, dài 40m.
Là quốc gia với hơn 60% dân số theo đạo Phật nên từ kiến trúc cho đến hội họa, điêu khắc, ngôn ngữ, trang phục… đều mang dấu ấn Phật giáo. Vườn tượng Phật có gần 300 bức tượng về con người, thần, động vật, quỷ, mỗi bức tượng thể hiện sự hòa trộn giữa Hindu giáo và Phật giáo. Nổi bật trong vườn tượng là tượng Phật nằm, dài 40m.

 

Khải hoàn môn (Patuxai) là biểu tượng chiến thắng của nhân dân Lào, được xây dựng vào năm 1957 để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
Khải hoàn môn (Patuxai) là biểu tượng chiến thắng của nhân dân Lào, được xây dựng vào năm 1957 để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

 

Rất đông người Việt buôn bán trong chợ đêm Viêng Chăn, do đó, nếu bạn không biết tiếng Lào, không rành tiếng Anh thì cứ mạnh dạn nói tiếng Việt.
Rất đông người Việt buôn bán trong chợ đêm Viêng Chăn, do đó, nếu bạn không biết tiếng Lào, không rành tiếng Anh thì cứ mạnh dạn nói tiếng Việt.

 

Công trình Tòa nhà Quốc hội Lào là sự tiếp nối truyền thống hữu nghị giữa hai nước trong giai đoạn mới. Trước cổng tòa nhà có dòng chữ: “Quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam”.
Công trình Tòa nhà Quốc hội Lào là sự tiếp nối truyền thống hữu nghị giữa hai nước trong giai đoạn mới. Trước cổng tòa nhà có dòng chữ: “Quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam”.

 

Chùa Thạt Luổng (nghĩa là tháp lớn) ngôi chùa cổ lớn nhất nước Lào. Công trình kiến trúc độc đáo, mang màu sắc đặc trưng, tính tôn giáo sâu sắc biểu tượng cho sự sáng tạo và tinh thần đoàn kết của nhân dân Lào.
Chùa Thạt Luổng (nghĩa là tháp lớn) ngôi chùa cổ lớn nhất nước Lào. Công trình kiến trúc độc đáo, mang màu sắc đặc trưng, tính tôn giáo sâu sắc biểu tượng cho sự sáng tạo và tinh thần đoàn kết của nhân dân Lào.

 

Nét đẹp văn hóa giao thông của Lào là dù thường kẹt xe nhưng người Lào vẫn không bóp còi. Câu “muốn nhanh phải từ từ” chắc từ Lào mà có.
Nét đẹp văn hóa giao thông của Lào là dù thường kẹt xe nhưng người Lào vẫn không bóp còi. Câu “muốn nhanh phải từ từ” chắc từ Lào mà có.

 

 

Món ăn đặc sản ưa thích của người Lào là cơm nếp và thịt gà nướng. Ăn xôi nếp bằng tay không, vo từng viên vừa ăn cho vào miệng.
Món ăn đặc sản ưa thích của người Lào là cơm nếp và thịt gà nướng. Ăn xôi nếp bằng tay không, vo từng viên vừa ăn cho vào miệng.