Được địa phương hỗ trợ kỹ thuật, cùng kinh nghiệm tích lũy từ việc học hỏi nhiều nơi, năm 2003 anh Nguyễn Hùng Nâu (ấp Trung Hưng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm) đã tận dụng đất vườn để trồng nấm rơm. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm anh Nâu sản xuất từ 2- 3 vụ, góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm nhiều lao động khác tại địa phương.
Được địa phương hỗ trợ kỹ thuật, cùng kinh nghiệm tích lũy từ việc học hỏi nhiều nơi, năm 2003 anh Nguyễn Hùng Nâu (ấp Trung Hưng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm) đã tận dụng đất vườn để trồng nấm rơm. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm anh Nâu sản xuất từ 2- 3 vụ, góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm nhiều lao động khác tại địa phương.
Liễu- Khánh (thực hiện)
Công việc thu hoạch nấm rơm của anh Nâu (áo trắng) hàng ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng, để kịp giao cho thương lái. |
Nâu cho biết, trong vụ nấm rơm này anh tận dụng 700 cuộn rơm chất dòng trồng trên khoảng 1 công đất quanh nhà. |
Nấm rơm sau thu hoạch được “lặt” và phân loại lại. Trung bình mỗi đợt thu hoạch kéo dài khoảng 20 ngày, mỗi ngày từ 100 đến 150 kg nấm rơm. Hiện với giá bán dao động 45.000- 50.000 đ/kg, anh thu về lợi nhuận từ 20 – 30 triệu đồng. |
Việc trồng nấm rơm tốn nhiều công đoạn: từ ủ rơm, chất dòng, tưới nước, thu hoạch… nên anh Nâu phải thuê thêm lao động phụ giúp. Qua đó, cũng góp phần tạo công ăn việc làm nhiều lao động khác tại địa phương. |
Mô hình trồng nấm rơm tại xã Trung Hiệp đang phát triển khá tốt, địa phương đã thành lập được khoảng 12 tổ hợp tác trồng nấm rơm theo thời vụ, tăng thu nhập và giải quyết lao động tại địa phương. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin